Giải Lịch Sử 11 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)

Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) lớp 11.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Bài: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)

Câu hỏi và bài tập (trang 156 sgk Lịch Sử 11)

Giải bài tập 1 trang 156 SGK Lịch sử 11: Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

Nội dung

Giữa thế kỉ XIX

Đầu thế kỉ XX

Hoàn cảnh

- Nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.

- Thực dân Pháp bắt tay vào quá trình tổ chức bộ máy cai trị.

- Thực dân Pháp tiến hành chuơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

- Nền kinh tế, xã hội có nhiều biến đổi.

Mục tiêu

- Đấu tranh chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến (phong trào Cần vương) hoặc để bảo vệ cuộc sống bình yên (khởi nghĩa Yên Thế).

- Đấu tranh chống Pháp nhằm khôi phục độc lập, xây dựng nhà nước mới (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…)

- Đấu tranh đòi quyền lợi vể kinh tế (tư sản, công nhân,…)

Lãnh đạo

- Văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng Chiếu Cần Vương hoặc những nông dân yêu nước.

- Văn thân, sĩ phu, binh lính, đồng bào dân tộc thiểu số,…

Lực lượng

Đông đảo: sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính,… nhất là nông dân.

Đông đảo: sĩ phu, trí thức tiến bộ, binh lính, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân,… nhất là nông dân.

Hình thức

Khởi nghĩa vũ trang.

Khởi nghĩa vũ trang, bạo động, cải cách, đình công,…

Quy mô

Rộng khắp, chủ yếu là Bắc và Trung Kì.

Rộng khắp, bao gồm cả Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì.

Khuynh hướng

Phong kiến.

Nhiều khuynh hướng: dân chủ tư sản, đấu tranh tự phát,…

Kết quả

Thất bại.

Thất bại.

Giải bài tập 2 trang 156 SGK Lịch sử 11: Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần vương.

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện

5-7-1885

Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công tại kinh thành Huế.

13-7-1885

Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương.

1883 - 1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy.

1886 - 1887

Khởi nghĩa Ba Đình.

1885 - 1896

Khởi nghĩa Hương Khê.

Bảng các sự kiện chính của phong trào Cần vương (1885 - 1896)

Giải bài tập 3 trang 156 SGK Lịch sử 11: Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh.

Trả lời:

- Có rất nhiều sách, báo, tài liệu viết về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh, có thể liệt kê một số như: “Hồ Chí Minh - Tiểu sử”, nxb Chính trị Quốc gia; “Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành” của Nguyễn Văn Dương, “Thời niên thiếu của Bác Hồ”, tác giả Nguyễn Thùy Trang; “Búp sen xanh”, tác giả Sơn Tùng,…

- Thời niên thiếu của Hồ Chí Minh:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.

+ Thời niên thiếu, Nguyễn Tất Thành được học chữ Hán rồi vào học ở trường tiểu học Pháp. Ở đây, Người được tiếp xúc với văn hóa phương Tây.

+ Tháng 4-1908, Người tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động.

+ Ngày 5-6-1911, trên chiếc tàu buôn của Pháp, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.

Lý thuyết Bài: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)

1. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX- trước cuộc xâm lược của Tư bản Pháp

- Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng:

+ Mâu thuẫn xã hội nảy sinh (bạo loạn và khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi).

+ Kinh tế tiểu nông cần được phát triển gặp trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời.

=> Yêu cầu lịch sử: thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho nên kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, giải phóng sức sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.

- Lúc đó thực dân Pháp trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản => nhu cầu xâm chiếm thuộc địa => Tư bản Pháp dã xâm lược Việt Nam giàu sức người, sức của.

2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta

NHẬN XÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP Ở NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

+ Quy mô: khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Nguyên nhân thất bại: thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo phong trào.

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

3. Những biến đổi trong đời sống kinh tế-xã hội Việt Nam dẫn đầu thế kỉ XX

- Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.

- Những biểu hiện cụ thể:

+ Về chủ trương đường lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

+ Về biện pháp đấu tranh: phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

+ Về thành phần tham gia: đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

Sĩ phu tư sản hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

4. Phong trào yêu nước và Cách mạng

- Trong hoàn cảnh khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời => trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ Nhật Bản Trung Quốc dội vào Việt Nam => sĩ phu yêu nước đón nhận, mở cuộc vận động đổi mới trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa.

- Do hạn chế từ giai cấp lãnh đạo, cuộc vận động của các sĩ phu yêu nước chỉ mới tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta.

- Bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo => Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Những hoạt động thời kì này của Người là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.