Số vốn đầu tư của thực dân Pháp vào Đông Dương trong chương trình khai thác lần thứ hai từ (1924 - 1929) đã
Tổng số vốn mà thực dân Pháp đầu tư vào Đông Dương để thực hiện chương trình khai thác lần thứ hai lên đến 400 triệu Phrăng, tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh.
Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 - 1929?
Loại hình đồn điền phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 – 1929 là đồn điền trồng cao su. Vì sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhu cầu về cao su của thị trường thế giới rất lớn, giá cao su tăng cao nên thực dân Pháp tập trung mở rộng diện tích trồng cao su
Thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Việt Nam?
Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, thực dân Pháp thi hành chính sách “chia để trị”, chia Việt Nam thành 3 kì với 3 chế độ khác nhau.
Bộ phận nào của giai cấp địa chủ có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?
Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành 3 bộ phận khá rõ rệt là tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Hình thành và phát triển trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít trung và tiểu địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản ra đời, sau đó bị phân hoá thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp nông dân.
Giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, trưởng thành về ý thức chính trị và có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Vì sao Pháp triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Việt Nam?
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam.
Vì sao thực dân Pháp đánh thuế nặng đối với hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam?
Trong thương nghiệp, để độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài và miễn thuế cho hàng hóa Pháp để tạo ra ưu thế cạnh tranh. Vì thế, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam tăng nhanh rất nhanh.
Số vốn đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919 – 1929) của Pháp ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngành nào?
Số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam là 4 tỉ phrăng, trong đó vốn đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất, chủ yếu là cho các đồn điền cao su… Do nhu cầu thị trường thế giới sau chiến tranh, nhất là Pháp, giá cao su tăng lên nhanh chóng, do đó các nhà tư bản Pháp đổ xô vào kiếm lời trong kinh doanh cao su. Chỉ tính 2 năm 1927-1928, các đồn điền cao su được đầu tư 600 triệu Phơ-răng. Diện tích đồn điền cao su mở rộng không ngừng: năm 1919, diện tích là 15.850ha; 1925 là 18.000ha; 1930 là 78.620ha. Các hoạt động kinh doanh cao su tập trung chủ yếu quanh 3 công ti lớn là: Công ti đất đỏ, Công ty trồng cây nhiệt đới, Công ty Michelin. Sản lượng mủ cao su ngày càng tăng: năm 1919 là 3.500 tấn; 1924 là 6.796 tấn; năm 1929, riêng số cao su xuất khẩu là 10.000 tấn.
Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện các chính sách văn hóa - giáo dục nô dịch ở Việt Nam?
Thực dân Pháp văn hóa nô dịch nhằm gây tâm lý tự ti, ru ngủ tinh thần đấu tranh của nhân dân thuộc địa, reo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác. Đồng thời đề cao công lao khai hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam
Xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929)?
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới với sự ra đời của hai giai cấp là tư sản và tiểu tư sản.
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp có tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, phát triển thiếu cân đối, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương đều cùng chung mục đích là
Cả hai cuộc khai thác thuộc địa thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương đầu thế kỉ XX đều nhằm bù đắp thiệt hại của các cuộc chiến tranh (lần thứ nhất là cuộc xâm lược vũ trang và bình định của thực dân Pháp ở Việt Nam (1858-1896); lần thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc bằng cách vơ vét sức người sức của, đặc biệt là các nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp Pháp.
Mâu thuẫn chủ yếu tồn tại trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn cơ bản, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp, tay sai (Mâu thuẫn dân tộc). Đây là nguyên nhân sâu xa bùng nổ các phong trào đấu tranh trong giai đoạn sau.
Hình thức kinh doanh đồn điền cao su của Pháp từng được nhắc đến trong tác phẩm văn học nào của Nam Cao?
Hình thức kinh doanh đồn điền cao su của Pháp từng được nhắc đến trong tác phẩm văn học Lão Hạc của Nam Cao, khi con trai Lão Hạc bỏ làng đi phu đồn điền cao su cho Pháp.
Giai cấp phải chịu ba tầng áp bức bóc lột sau Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là
Giai cấp bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là giai cấp nông dân. Họ chiếm đến 90% dân số, bị áp bức bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch, cướp đoạt ruộng đất,… Họ bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, ngân hàng nào đại diện cho thế lực tư bản tài chính Pháp ở Việt Nam?
Ngân hàng Đông Dương là đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp lớn, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
Nhà tư sản nào được mệnh danh là “ông vua đường thủy” ở Việt Nam trong đầu thế kỉ XX?
Bạch Thái Bưởi là người được mệnh danh là “ông vua đường thủy” ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những trước đó, Bạch Thái Bưởi quyết tâm đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn
Thuế trực thu là loai thuế nào?
-Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của ngưới nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một.
- Thuế trực thu có tính công bằng hơn thuế gián thu, vì phần đóng góp về thuế thường phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp.
- Thuế trực thu do người có thu nhập phải trả một cách trực tiếp và có ý thức cho nhà nước, nên họ cảm nhận ngay được gánh nặng về thuế và có thể dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc trốn thuế