Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Bước ra khỏi cuộc CTTG II, Mĩ thu được 111 tỉ USD lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương che chở nên không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. => Loại trừ phương án D.
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ thu được nhiều món lợi khổng lồ, vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời gian nào?
Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới trong giai đoạn từ năm 1945-1950: chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới…
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?
Mỹ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX
Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?
Năm 1969, Mỹ trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa được con người lên Mặt trăng.
Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Sau chiến tranh, chính phủ Mỹ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Tap-Hác-Lây nhằm mục đích chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động. Đồng thời chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.
Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong giai đoạn 1991-2000 và những ưu thế vượt trội của Mĩ, giới cầm quyền Mĩ đã cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối, khống chế. Tuy nhiên, giữa những tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có những khoảng cách không nhỏ.
Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Các đáp án A, B, C: là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đáp án D: Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước không phải nguyên nhân tạo điều kiện cho kinh tế Mỹ phát triển trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vì các cuộc chiến tranh này đòi hỏi chi phí quân sự lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nước Mĩ
Nguyên nhân nào không đưa đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX như: nền kinh tế vấp phải các cuộc suy thoái, khủng hoảng, sự vươn lên cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản và Tây Âu cùng với đó là sự tiêu tốn ngân sách khi đeo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?
Nội dung chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm 3 mục tiêu cơ bản: chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới.
Đáp án D: Mĩ chủ yếu viện trợ cho các nước Tây Âu để lôi kéo các nước này là đồng minh chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
Mĩ đã có hành động gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973?
Để thực hiện “chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 – 1973, Mỹ phát động các cuộc “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước XHCN, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước. Những chính sách của Mĩ đạt được một số thành quả nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, thiệt hại.
Biểu hiện nào chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp giai đoạn 1945-1973?
“Cách mạng xanh” là khái niệm chỉ những thay đổi, tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp đó là: Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.
Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai đó là việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ đều nhằm xác lập 1 trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ, trật tự thế giới đơn cực do Mỹ hoàn toàn chi phối và khống chế.
Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là
Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975 là tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam.
Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kì hiện nay là
Hiện nay, tổng thống Mỹ là ông D. Trump. Ông là tổng thống đời thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kì.
Năm 1995 đánh dấu mốc quan trọng nào trong mối quan hệ Việt – Mĩ?
Năm 1995, Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao Việt – Mĩ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm thực hiện mục tiêu thứ nhất của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” với Liên Xô diễn ra trong suốt 4 thập kỉ (1947 – 1949) gây nên tình trạng đối đầu căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
Chọn: B
Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện “chiến lược toàn cầu”. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Đây chính là nhân tố quan trọng khiến chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khi thực hiện mục tiêu thứ hai của chiến lược toàn cầu.
Từ năm 1991, Mĩ cố gắng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” âm mưu làm bá chủ thế giới dựa trên một trong những cơ sở nào?
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong những năm 1991 – 2000 và sự phát triển vượt trội của kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự. Đồng thời, Liên Xô và hệ thống xã hội tan rã (trật tự hai cực Ianta không còn) đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Chính vì thế, Mĩ âm mưu thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ đứng đầu. Tuy nhiên, Mĩ không dễ dàng thực hiện bởi sự cản trở của các lực lượng lớn trên thế giới. Giữa tham vọng to lớn và thực tế đối với Mĩ có khoảng cách không nhỏ.