Liên Xô cần phải tiến hành khôi phục kinh tế trong giai đoạn 1946-1950 vì
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 làng mạc bị phá hủy, sản xuất đình trệ…
=> Liên Xô buộc phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 - 1950)
Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Liên Xô đã đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?
Nhân dân Xô Viết đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng
Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?
Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn với mục đích gì?
Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn như kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), lần sáu (1956-1960) và kế hoạch 7 năm (1959-1965)
Tình hình chính trị của các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu
Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người trong thế kỉ XX?
Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 làng mạc bị phá hủy, sản xuất đình trệ…
=> Liên Xô buộc phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950)
Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?
Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức
Đâu không phải là cơ sở để dẫn tới sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Cơ sở của sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là các nước này:
- Đều chung một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản.
- Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin
=> Đáp án D: không phải là cơ sở dẫn tới sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Vai trò chính của tổ chức hiệp ước Vacsava là gì?
Tổ chức Vacsava ra đời nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hòa bình an ninh của châu Âu và thế giới. Đây chính là vai trò chính của tổ chức này.
Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 là: Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những biểu hiện chứng minh Liên Xô là thành trì của phong trào cách mạng thế giới.
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?
Trong giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh từ năm 1946 – 1950, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó nổi bật ở lĩnh vực khoa học – kĩ thuật là sự kiện năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Đâu không phải là phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?
Phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX là:
- Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng - nền tảng của kinh tế quốc dân.
- Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước
Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?
Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ cơ sở vật chất của Liên Xô chỉ còn là một đống gạch vụn. Tuy nhiên chỉ trong vòng hơn 20 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đạt được những thành tựu rực rỡ, vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công này là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô. Nếu Đảng và Nhà nước Liên Xô đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế những không có sự ủng hộ của nhân dân thì khó có thể thực hiện thành công.
Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trên lĩnh vực kinh tế được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập với sự tham gia của Liên Xô và hầu hêt các nước Đông Âu nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
=> Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập là mốc đánh dấu hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trong lĩnh vực kinh tế.
Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: “Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là do sự sắp đặt của Liên Xô”
Trong thời kì chiến tranh, các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng, nô dịch tàn bạo. Khi hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946
=> Nhận định trên là sai vì sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu xuất phát từ những nỗ lực của bản thân nhân dân các nước này, còn Liên Xô chỉ là lực lượng hỗ trợ giúp cuộc đấu tranh nhanh chóng thắng lợi
“Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?
Câu nói đầu tiên từ vũ trụ của Gagarin chuyển về Trái đất là “Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Đây cũng chính là thông điệp hòa bình bất diệt mà Liên Xô thời đó đã chuyển tới con người trên khắp hành tinh.
Cho các sự kiện sau về Liên Xô: 1. Chế tạo thành công bom nguyên tử; 2. Sản xuất công nghiệp tăng 73%; 3. Phóng tàu vũ trụ đưa Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất. Hãy chọn thứ tự sắp xếp đúng:
Thứ tự các sự kiện được sắp xếp như sau:
1. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử;
2. Năm 1950, sản xuất công nghiệp của Liên Xô tăng 73%;
3. Năm 1961, phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất.
Hạn chế trong hoạt động của khối SEV là
Mặc dù Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập (8-1-1949) nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa và đánh dấu hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tổ chức này lại “khép kín cửa” không hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Đây chính là hạn chế trong hoạt động của khối SEV.