Biểu hiện của “chiến tranh lạnh”, đối đầu Đông- Tây ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là gì?
Biểu hiện của “chiến tranh lạnh”, đối đầu Đông - Tây ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mĩ (1954-1975). Vì thực chất cuộc chiến tranh này là sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?
Bước sang thế kỉ XXI, sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ để mở cửa thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới, chuyển giao công nghệ => rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới.
Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở chính là
Sau CTTG II, Mĩ cùng các nước đồng minh liên kết chặt chẽ với nhau về kinh tế, chính trị, quân sự. Trước tình hình bị đe dọa, Liên Xô cùng các nước XHCN đã hợp tác với nhau trên lĩnh vực kinh tế như: thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV); trên lĩnh vực quân sự: thành lập khối Vácsava;… Các nước XHCN hợp tác được với nhau chính là dựa trên cơ sở quan hệ cùng chung mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, chung hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản.
Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì?
Hội nghị I-an-ta (1945) đã thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. Toàn bộ những thỏa thuận và quy định đó đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, đó là Trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
Liên hợp quốc có vai trò là
Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
Những quyết định trong hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của các cường quốc đã hình thành trật tự thế giới mới gọi là
Toàn bộ những thỏa thuận, quy định trong hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.