Đâu không phải là điểm mới, tiến bộ của hiệp định Pari (1973) so với hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
Những điểm mới, tiến bộ của hiệp định Pari (1973) so với hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)
là quy định về thời gian rút quân, vùng kiểm soát của các lực lượng và vấn đề thống nhất đất nước. Còn vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản đã được thừa nhận trong hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
=> Đáp án D: là điểm chung của hai hiệp định.
Về bản chất các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 đều là
Xét về bản chất các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 đều là hình thức của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm củng cố, bảo vệ chính quyền Việt Nam Cộng hòa- tay sai của mình để chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam
Sự phá sản của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam Hóa chiến tranh"(1969-1973), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới của chiến lược toàn cầu,. Tuy nhiên sự phá sản của các chiến lược chiến tranh khiến cho chiến lược toàn cầu bị đảo lộn.
Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973?
Lê Đức Thọ là cố vấn đặc biệt của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các cuộc đấu trí giữa Lê Đức Thọ và đại diện phái đoàn Mỹ Henry Kissinger, cả bí mật lẫn công khai tại Paris, đã trở thành một huyền thoại trong lịch sử ngoại giao thế giới. Năm 1973, Lê Đức Thọ cùng Henry Kisinger được đồng trao giải Nobel về hòa bình nhưng ông đã từ chối nhận giải
Âm mưu "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương" được Mĩ thực hiện trong
Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đồng thời triển khai chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Điểm giống nhau giữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt" và "Việt Nam hóa chiến tranh" là
Điểm giống nhau giữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt" và "Việt Nam hóa chiến tranh" là:
- Đều mang bản chất của là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở Việt Nam.
- Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.