Nguyên nhân chính hình thành các đới khí hậu ở châu Á là
Bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về cực, sự chênh lệch về nhiệt độ kéo theo sự khác nhau về các đặc điểm khí hậu khác:
+ Ở khu vực xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, lượng bốc hơi lớn cùng với lượng ẩm trong không khí cao nên khí hậu nóng ẩm và không có sự phân hóa theo mùa => hình thành đới khí hậu xích đạo.
+ Từ xích đạo đến chí tuyến Bắc nhận được lượng nhiệt lớn nhưng do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển nên có sự phân mùa, hình thành nên đới nhiệt đới.
+ Từ chí tuyến Bắc lên vĩ tuyến 60ᵒB, bức xạ mắt trời giảm dần, khí hậu lạnh hơn, nhiệt độ trung bình năm thấp, hình thành đới ôn đới.
+ Từ vòng cực về cực bức xạ mặt trời rất nhỏ, nhiệt độ trung bình năm thấp, lượng mưa nhỏ, hình thành đới khí hậu cực và cận cực.
Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nước ta không có cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc như các nước thuộc Tây Nam Á là
Nước ta tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. Đây là vùng biển nhiệt đới có tính chất nóng, ẩm có tính chất điều hòa khí hậu, cung cấp lượng ẩm cho các khối khí nhiệt đới khi di chuyển qua nó. Vì vậy nên khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, khác hẳn với các nước thuộc khu vực Tây Nam Á (khí hậu khô hạn).
Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm E-ri-at (Ả-rập Xê-út).
Hãy cho biết địa điểm trên thuộc kiểu khí hậu nào?
Phân tích trạm khí hậu E-ri-at, ta thấy:
+ Nhiệt độ trung bình năm khá cao (trên 20ᵒC), biên độ nhiệt trung bình năm lớn (gần 20ᵒC).
+ Lượng mưa trung bình năm nhỏ 100-150mm/năm, không có sự phân mùa rõ rệt, khô hạn quanh năm.
=> Địa điểm này có đặc điểm biên độ nhiệt trung bình năm cao, nhiệt độ trung bình tháng mùa hè cao, lượng mưa nhỏ, độ ẩm thấp, khô hạn quanh năm. Đây là đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới khô.
Khí hậu của châu Á mang đặc điểm nào sau đây?
Các đới khí hậu của châu Á có các đặc điểm:
+ Phân hóa theo chiều bắc – nam: Phân chia thành 5 đới khí hậu là đới khí hậu xích đạo, đới gió mùa, đới cận nhiệt, đới ôn đới, đới cực và cận cực. => A,B,D sai
+ Phân hóa theo chiều đông – tây: do cảnh hưởng của biển và đại dương cùng với bức chắn địa hình đã tạo ra sự phân hóa theo chiều đông – tây (chiều kinh tuyến) thành các kiểu khí hậu lục địa và hải dương.
=> Loại đáp án A, B, D
Đâu không phải là nguyên nhân tạo sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông – Tây ở châu Á?
Trong một đới khí hậu có sự phân hóa thành các kiểu khác nhau theo chiều kinh tuyến, nguyên nhân là do:
+ Bức chắn địa hình: Hướng của các dãy núi ở châu Á chạy chủ yếu theo hướng tây bắc – đông nam, hướng bắc – nam hoặc gần bắc nam, vì vậy đã ngăn cản sự ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa lảm cho càng vào sâu trong nội địa tính chất lục địa càng gia tăng. Điều này đã tạo ra sự phân hóa khác biệt giữa hai bên phí đông và phía tây của châu lục.
+ Hoàn lưu khí quyển: do ảnh hưởng từ dại dương mà các khối khí di chuyển qua nó được cung cấp thêm một lượng ẩm lớn làm gia tăng tính chất hải hương cho khu vực phía đông của lục địa. Ngược lại, càng di chuyển vào sâu trong lục địa các khối khí bị biến tính, trở nên khô và nóng hơn, gia tăng tính chất lục địa cho các khối khí.
=> Loại các đáp án A, B, D
+ Khí hậu châu Á nói chung chỉ có sự phân hóa ở một số khu vực có khí hậu gió mùa như Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á. Ngoài ra, các khu vực khác ít có sự phân hóa theo mùa => Sự phân hóa này không ảnh hưởng đến sự phân hóa theo chiều kinh tuyến của khí hậu châu Á mà chỉ ảnh hưởng đến sự phân mùa vào các thời điểm trong năm.
=> C đúng.
Lãnh thổ châu Á rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc, địa hình đa dạng về xích đạo nên
Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo
=> do vậy hình thành nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.
Ngoài ra địa hình châu Á đa dạng gồm núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồi thấp, đồng bằng => do vậy đã tạo ra sự phân hóa các kiểu khí hậu từ đông sang tây.
Đới khí hậu nhiệt đới phân bố ở những khu vực nào của Châu Á?
Đới khí hậu nhiệt đới phân bố ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á.
Xếp theo thứ tự các kiểu khí hậu cận nhiệt ở Châu Á từ Đông sang Tây là
Xếp theo thứ tự các khí hậu cận nhiệt ở Châu Á từ đông sang tây là cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt địa trung hải.
Vùng nội địa và Tây Nam Á phổ biến cảnh quan nào?
Khu vực nội địa và Tây Nam Á có khí hậu khô lạnh vào mùa đông và mùa hạ khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mưa ít => do vậy phổ biến cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
Nguyên nhân nào sau đây quan trọng nhất làm cho khu vực Đông Nam Á và Nam Á có lượng mưa vào loại cao nhất thế giới?
Vào mùa hạ, khu vực Đông Nam Á và Nam Á được gió từ đại dương thổi vào lục địa gây mưa lớn làm cho khu vực này có lượng mưa vào loại cao nhất thế giới.
Nguyên nhân nào sau đây gây ra đặc trưng của gió mùa mùa đông là không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể?
Vào mùa đông có gió từ nội địa thổi ra làm cho không khí khô, lạnh và mưa ít.
Trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á phổ biến kiểu khí hậu nào?
Các vùng nội địa và Tây Nam Á phổ biến kiểu khí hậu lục địa. Trong đó các vùng nội địa kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa hoặc ôn đới lục địa, khu vực Tây Nam Á là kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa.
Ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?
Ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á phổ biến kiểu khí hậu gió mùa. Trong đó, khu vực Nam Á và Đông Nam Á là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực Đông Á là kiểu khí hậu ôn đới gió mùa.
Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở khu vực nào của châu Á?
Khí hậu gió mùa phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á
Kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở khu vực nào của châu Á?
Kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á
Đặc trưng của gió mùa mùa hạ là
Mùa hạ gió thổi từ đại dương lục địa, mang lại thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều => Đây là đặc trưng của gió mùa mùa hạ.
Khu vực nào sau đây có lượng mưa vào loại nhiều nhất thế giới?
Khu vực Nam Á và Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ mang lại lượng mưa lớn, đây là khu vực có lượng mưa vào loại nhiều nhất trên thế giới.
Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở
Khu vực nội địa và Tây Nam Á có khí hậu khô lạnh vào mùa đông và mùa hạ khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mưa ít => do vậy phổ biến cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
Xếp theo thứ tự các đới khí hậu châu Á từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là
Xếp theo thứ tự các đới khí hậu châu Á từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.
Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là
Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.