Hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính mang lại hậu quả nào sau đây?
Sản xuất công nghiệp đã thải ra không khí hàm lượng các chất khí CO2 và CFCS… vượt quá nồng độ cho phép: khí C02 hấp thụ nhiệt làm cho Trái Đất tỏa nhiệt chậm và tăng nhiệt độ -> gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mặt khác các chất khí độc hại khác như H2SO4 cùng tạo nên các trận mưa axit độc hại; chất khí CFCs là nhân tố làm giảm lượng ô dôn trong bầu khí quyển khiến tia cực tím xuyên thẳng xuống Trái Đất gây nên các căn bệnh ung thư da.
Trong công nghiệp để phát triển bền vững cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên vì
Để phát triển bền vững đảm bảo cho sự phát triển ngày mai thì trong công nghiệp cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên.
Sử dụng ngày càng nhiều phân bón, máy móc vào sản xuất là xu thế phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?
Sử dụng ngày càng nhiều phân bón, máy móc vào sản xuất là xu thế phát triển của nông nghiệp.
Khai thác dầu khí ở thềm lục địa mang lại hậu quả nào sau đây?.
Khai thác dầu khi bên cạnh nhiều lợi ích lớn thì những sự cố tràn dầu cũng gây hại lớn đến môi trường đặc biệt là môi trường nước biển.
Ở vùng khí hậu nhiệt đới, hoạt động nông nghiệp phổ biến là
Ở vùng khí hậu nhiệt đới hoạt động nông nghiệp phổ biến là trồng lúa gạo và chăn nuôi trâu, bò.
Các hoạt động sản xuất của con người ngày nay mang đặc điểm nào sau đây?
Trong sản xuất con người đã gây nhiều tác động lớn đến môi trường khiến môi trường ngày càng ô nhiễm, đất nông nghiệp bị hoang hóa, thiếu dinh dưỡng do sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc trừ sâu. Đồng thời các hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng, thay đổi tùy từng không gian địa lí để thích nghi với môi trường sinh thái tại khu vực đó.
Thành phần tự nhiên nào quan trọng nhất để các nhà máy thủy điện hoạt động?
Dòng chảy sông là thành phần tự nhiên quan trọng nhất để các nhà máy thủy điện bởi các nhà máy thủy điện được xây dựng trên hệ thống các con sông lớn, chảy trên địa hình dốc ở miền núi. Dòng nước chảy từ trên cao xuống bị chặn lại bởi các đập thủy điện tạo ra nguồn năng lượng lớn => năng lượng dòng chảy sông ngòi làm quay tuabin khí và tạo ra điện năng.
Hoạt động nào sau đây làm giảm độ phì của đất?
Sử dụng thuốc trừ sâu là một hoạt động khiến độ phì của đất giảm đồng thời gây ô nhiễm môi trường.
Để hạn chế tình trạng ngập lụt và hạn hán trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng con người đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
Để hạn chế tình trạng ngập lụt và hạn hán trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng con người đã thực hiện xây dựng hệ thông thủy lợi để điều tiết nước.
Chặt phá rừng bừa bãi không mang lại hậu quả nào sau đây?
Con người chặt phá rừng bừa bãi để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp tuy nhiên mang lại những hậu quả nặng nề làm tăng diện tích đất hoang hóa vùng đồi núi, mất lớp phủ thực vật và thu hẹp nơi cư trú của các loài động vật hoang dã.
Sản xuất công nghiệp diễn ra chậm nhất ở khu vực nào?
Trên thế giới công nghiệp phát triển mạnh ở khu vực có các nước phát triển như Tây Âu, Bắc Mĩ, Đông Á và phát triển chậm ở các nước đang phát triển như Bắc Phi, Tây Nam Á.
Thành phần địa hình bị biến đổi mạnh do con người thực hiện các hoạt động nào sau đây?
Địa hình bị biến đổi mạnh do con người canh tác nông nghiệp (trồng cây) và xây dựng các công trình thủy lợi (đào kênh dẫn nước, làm hồ chứa,…).
Thành phần tự nhiên bị biến đổi mạnh do hoạt động canh tác, xây dựng các công trình thủy lợi của con người là?
Hoạt động canh tác nông nghiệp (trồng cây) và xây dựng công trình thủy lợi (đào kênh dẫn nước, làm hồ chứa nước…) có tác động trực tiếp đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra mạnh mẽ nhất ở khu vực nào sau đây?
Trên thế giới, công nghiệp phát triển mạnh nhất ở khu vực các nước phát triển thuộc khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa), châu Âu, Đông Á. Đông Nam Á, Bắc Phi, Trung là khu vực tập trung các nước đang phát triển và chậm phát triển, hoạt động công nghiệp chưa thật sự phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động nào sau đây làm gia tăng diện tích đất hoang hóa ở vùng đồi núi?
Trên vùng đồi núi, con người chặt phá rừng bừa bãi làm xuất hiện nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc,. Khi mưa lớn trên vùng đất dốc + mất lớp phủ thực vật -> đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi (do không có rễ cây giữ đất), làm gia tăng diện tích đất hoang hóa, suy thoái ở vùng đồi núi.
Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong hạn chế tình trạng ngập lụt và hạn hán trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng?
Ruộng bậc thang là phương thức canh tác phổ biến trên các sườn đồi ở vùng miền núi phía Bắc nước ta, làm ruộng bậc thang giúp hạn chế tình trạng xói mòn, sạt lở đất và giữ được độ phì của đất.
=> Ruộng bậc thang không phải là hình thức canh tác nông nghiệp ở vùng đồng bằng
Hoạt động nào sau đây góp phần nâng cao độ phì của đất?
Để nâng cao độ phì của đất, biện pháp có hiệu quả là bón phân cải tạo đất. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm, lân, và kali. Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng.
Việc xây dựng các công trình thủy điện có tác động lớn nhất đến thành phần tự nhiên nào sau đây?
Các nhà máy thủy điện được xây dựng trên hệ thống các con sông lớn, chảy trên địa hình dốc ở miền núi. Dòng nước chảy từ trên cao xuống bị chặn lại bởi các đập thủy điện tạo ra nguồn năng lượng lớn => năng lượng dòng chảy sông ngòi làm quay tuabin khí và tạo ra điện năng.
=> Như vậy việc xây dựng các công trình thủy điện có tác động lớn nhất đến dòng chảy sông ngòi. Các hồ chứa nước của thủy điện cũng có vai trò điều tiết lượng nước vào mưa và mùa khô, giúp hạn chế lũ lụt, hạn hán.
Các hoạt động sản xuất của con người ngày nay không có đặc điểm nào?
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, con người đã tác động ngày càng nhiều vào môi trường tự nhiên và các tài nguyên. Đặc biệt công nghiệp phát triển và dân số gia tăng ngày nay đã làm tăng nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
=> Như vậy nhận xét các hoạt động sản xuất của con người không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường là không đúng
Hoạt động nông nghiệp phổ biến ở những quốc gia có khí hậu ôn đới là?
Lúa mì và cừu là những sinh vật có phù hợp với điều kiện sin thái ở vùng ôn đới với khí hậu lạnh, khô. Đây là loại cây trồng vật nuôi phổ biến ở vùng ôn đới. Lúa mì được trồng nhiều để sản xuất bột mì làm nguyên liệu bánh, cừu nuôi nhiều ở vùng ôn đới lục địa nhằm mục đích chính là lấy lông.