Nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho Thái Lan có thể nhanh chóng vươn lên phát triển nhanh so với các nước khác trong khu vực là
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu đó là do hậu quả bị các nước đế quốc xâm lược, kinh tế chậm phát triển, sau khi giành lại được độc lập thì phải tập trung hàn gắn vết thương xây dựng lại đất nước.
Tuy nhiên, Thái lan trong giai đoạn đó lại không bị các nước đế quốc trực tiếp xâm lược mà chỉ bị phụ thuộc và chính trị. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để Thái Lan có thể nhanh chóng vươn lên xây dựng đất nước sau khi giành lại hoàn toàn độc lập, khác với các quốc gia khác phải khôi phục sau chiến tranh.
Điều kiện này là tiền đề quan trọng nhân giuaps Thái Lan vươn lên trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á hiện nay bên cạnh những thuận lợi về tài nguyên và nguồn lao động dồi dào.
Phát biểu nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho cây lương thực phân bố chủ yếu ở ven biển cả trên đất liền và hải đảo?
Đặc điểm địa hình ở Đông Nam Á có sự phân hóa khác biệt thành hai khu vực chính là đồng bằng và miền núi. Trong đó, các đồng bằng tập trung chủ yếu ở ven biển, đây là khu vực được hình thành bởi phù sa các con sống lớn, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung.
Bên cạnh đó, cây lương thực nói riêng cần có yếu tố quan trọng nhất để phát triển đó là đất đai, đất đai càng phì nhiêu màu mỡ thì việc phát triển cây lương thực càng thuận lời và ngưỡ lại.
Vì vậy, trong đặc điểm phân bố nganhd nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á thì cây lương thực tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển.
Nguyên nhân chính khiến các nước Đông Nam Á phải tiến hành công nghiệp hóa là
Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước đế quốc. Điều này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế sau này, tình hình kinh tế lạc hậu kéo theo hàng loạt các vấn đề về xã hội. Nắm bắt được yêu cầu đó, không còn cách nào khác, các nước Đông Nam Á phải tiến hành công nghiệp hóa thay đổi nền kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển của các quốc gia này.
Tóm lại, nguyên nhân chính khiến các nước Đông Nam Á phải tiến hành công nghiệp hóa đó là để thay đổi nền kinh tế lạc hậu, đi lên xây dựng nền kinh tế hiện đại hơn.
Hậu quả lớn nhất của việc không chú ý đến bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế ở các nước Đông Nam Á là
Việc phát triển kinh tế ở các nước Đông Nam Á không chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái. Ngoài những hậu quả như làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí... thì hậu quả nghiêm trọng nhất đó là làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hủy, đe dọa sự phát triển bền vững trong khu vực.
Yếu tố chủ yếu nào sau đây góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?
Đông Nam Á có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình (1.5%) cao hơn mức trung bình của thế giới (1.3%), vì vậy nên có nguồn lao động dồi dào thêm vào đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đây là những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biết khi mà các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa, vì vậy nên nguồn lao động và thị trường tiêu thụ là vấn đề hết sức quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á.
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á phản ảnh đặc điểm nào sau đây?
Sự thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế của các nước Đông Nam Á phản ánh qua trình công nghiệp hóa ở các quốc gia này.
Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Thái Lan gây ra đối với các quốc gia Đông Nam Á là
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính những năm 1997 – 1998 bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra tất cả các quốc gia trong khu vực gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế các quốc gia. Cuộc khủng hoảng đã làm cho mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp. Tất cả các hậu quả đó đã dẫn đến hậu quả nặng nề nhất đó là làm suy giảm nghiêm trọng nền kinh tế của các quốc gia.
Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để các nước Đông Nam Á phát triển ngành nông nghiệp nhiệt đới?
Khu vực Đông Nam Á nằm trong kiểu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nhiệt độ cao, lượng mưa phong phú; mùa đông có gió mùa đông bắc thổi xuống với tính chất lạnh và khô, nhờ có gió màu mà khí hậu Đông Nam Á nóng ẩm và thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp với các cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.
“Nền kinh tế lạc hậu” là đặc điểm trong giai đoạn nào ở các nước Đông Nam Á?
Trong nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc với nền kinh tế lạc hậu.
Những ngành kinh tế nào đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á?
Hiện nay, thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơ cấu ngành kinh tế các nước Đông Nam Á có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng hình thức nào sau đây?
Hiện nay các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Cuộc khủng hoảng kinh tài chính châu Á diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?
Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong khoảng những năm 1997 – 1998 bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra cá nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế nhiều nước
Ngành kinh tế chính ở các nước Đông Nam Á nửa đầu thế kỉ XX là
Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa với nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực.
Đặc điểm nền kinh tế các nước Đông Nam Á nửa đầu thế kỉ XX là:
Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa với nền kinh tế lạc hậu.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997 – 1998 bắt đầu từ quốc gia nào?
Những năm 1997 – 1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước.
Các nước Đông Nam Á đang thực hiện quá trình kinh tế nào?
Các nước Đông Nam Á hiện nay đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa đất nước bằng cách phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngành kinh tế đang có xu hướng giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á đó là?
Hiện nay, thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơ cấu ngành kinh tế các nước Đông Nam Á có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Trong nửa đầu thế kỉ XX, ngành kinh tế không phải là ngành chính ở Đông Nam Á là?
Trong nửa đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất lương thực, ngoài ra còn trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.
Công nghiệp điện tử - tin học không phải là ngành kịnh tế chính ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn này.
Điều kiện không phải là thuận lợi để phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á là?
Khu vực Đông Nam Á có khí hậu thời tiết diễn biến thất thường, thường xuyên xảy ra các thiên tai như bão, lũ, hạn hán, nhiều nơi có động đất sóng thần (Phi-lip-pin) ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế.
Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Thái Lan đã không dẫn đến tác động nào sau đây?
Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1997 – 1998 bắt đầu từ Thái Lan sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.
Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho hàng hóa xuất khẩu tăng vọt là sai.