Khu vực Se – ra – pun – đi có lượng mưa trung bình năm cao nhất thế giới là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Khu vực Se – ra – pun – đi nằm ở độ cao trên 1000m, vị trí sườn đón gió mùa từ vịnh Ben – gan thổi vào nên có lượng mưa trung bình năm lớn.
Vịnh Ben – gan là vùng biển nhiệt đới nóng ẩm, vào mùa hè gió từ biển thổi thẳng lên đất liền gặp tác dụng chắn là các dãy núi ven biển đã gây mưa lớn cho khu vực ven biển phía đông của Nam Á. Đặc biệt, khu vực Se – ra – pun – đi có dạng địa hình là một thung lũng hút gió từ biển thổi vào, lại nằm ở sườn phía nam của dãy Hi – ma – lay – a nên càng có tác dụng đón gió. Vì vậy, hằng năm khu vực này có mưa gần như quanh năm với lượng mưa trung bình năm rất lớn >11000 mm/năm. Đây cũng là địa điểm có lượng mưa trung bình năm coa nhất trên hành tinh này.
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho sơn nguyên Đê – can mặc dù nằm gần biển nhưng lại khô hạn, ít mưa?
Sơn nguyên Đê – can có vị trí nằm kẹp giữa hai dãy núi cao nên khí hậu bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là yếu tố nhiệt độ và lượng mưa.
Phía tây sơn nguyên là dãy Gát – tây có tác dụng chắn gió mùa tây nam từ biển A – rap thổi vào, mưa hết ở ven biển và gây ra khí hậu nóng và khô. Bên cạnh đó, bờ phía đông của sơn nguyên lại bị tác dụng chắn của dãy Gát – đông ngăn cản sự ảnh hưởng của các khối khí nóng ẩm từ vịnh Ben – gan thổi vào.
Ngoài ra, với đặc điểm địa hình như một chiếc phễu hút gió mùa đông bắc bị biến tính thành lạnh khô vào mùa đông. Càng khắc sâu tính chất khô hạn cho sơn nguyên.
Nguyên nhân nào khiến ở Nam Á cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chỉ có ở khu vực tây bắc?
Khu vực tây bắc nằm ở vị trí khuât gió, có đường chí tuyến đi qua nên hằng năm có lượng mưa rất thấp 100 – 200mm/năm, khí hậu khô hạn quanh năm, thảm thực vật kém phát triển. Vì vậy nên đã hình thành nên cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
Cảnh quan núi cao chỉ xuất hiện ở khu vực nào của Nam Á?
Dãy Hi – ma – lay – a có độ cao trung bình trên 3000m, đây là điệu kiện cần và đủ để hình thành cảnh quan núi cao.
Phát biểu nào sau đây không phải là biểu hiện của đặc điểm tự nhiên Nam Á?
Tự nhiên Nam Á bảo gồm các đặc điểm là khí hậu phân hóa đa dạng cả theo chiều bắc – nam, đông – tây và theo độ cao; bao gồm nhiều dạng địa hình như núi cao, sơn nguyên, đồng bằng và hoang mạc; Có đồng bằng Ấn – Hằng được phù sa sông bồi đắp với diện tích rộng lớn.
Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm và không đều giữa các khu vực.
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Nam Á có mùa đông ấm hơn Việt Nam?
Với địa hình cao và đồ sộ nhất thế giới, dãy Hi – ma – lay – a có tác dụng như một bức tường chắn gió mùa đông bắc từ Trung Á thổi xuống làm cho Nam Á có mùa đông không lạnh như ở Việt Nam.
Dạng địa hình nào sau đây không phổ biến ở Nam Á?
Các dạng địa hình phổ biến ở Nam Á là núi cao, sơn nguyên, đồng bằng và hoang mạc.
Đầm lầy chỉ phổ biến ở các khu vực thuộc đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cực cận cực.
Điều kiện tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của người dân khu vực Nam Á?
Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân Nam Á. Đặc biệt, nhịp điệu của hoạt động gió mùa là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất vì Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Sự khác biệt của khí hậu ở hai sườn bắc nam của dãy Hi – ma – lay – a là
Khí hậu ở dãy Hi – ma – lay – a có sự phân hóa phức tạp. Trên các sườn phía nam phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Ở sườn phía bắc lạnh khô, lượng mưa dưới 100mm.
Nam Á thuộc đới khí hậu nào sau đây?
Đại bộ phận lãnh thổ Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc đới khí hậu nhiệt đới.
Các miền địa lí chính của Nam Á từ bắc xuống nam lần lượt là
Các miền địa lí chính của Nam Á từ bắc xuống nam lần lượt là: Phía bắc là dãy Hi – ma – lay – a, phái nam là sơn nguyên Đê – can, kẹp giữa là đồng bằng Ấn – Hằng.
Sơn nguyên Đê – can nằm kẹp giữa hai dãy núi nào?
Sơn nguyên Đê – can nằm giữa Nam Á được kẹp giữa hay dã núi là dãy Gát – tây ở phía tây và dãy Gát – đông ở phía đông.
Đồng bằng Ấn – Hằng nằm ở vị trí nào trong khu vực Nam Á?
Lời giải: Đồng bằng Ấn – Hằng nằm kẹp giữa dãy Hi – ma – lay – a ở phía bắc và sơn nguyên Đê – can ở phía nam.
Nam Á tiếp giáp với vịnh biển nào sau đây?
Nam Á tiếp giáp với bịnh Bengan ở phía đông.
Các vịnh biển còn lại là thuộc Tây Nam Á.
Nam Á không tiếp giáp với khu vực nào của châu Á?
Nam Á tiếp giáp với khu vực Đông Nam Á và Trung Á của châu Á
Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là
Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là dãy Hi-ma-lay-a
Nằm kẹp giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông là
Nằm kẹp giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông là sơn nguyên Đê-can.
Ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á là
Ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á là dãy Hi-ma-lay-a.
Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu
Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Trên vùng núi cao Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hóa theo
Trên vùng núi cao Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hóa theo độ cao.