Câu hỏi kết hợp - Dạng bài đọc hiểu văn học

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

Đổi lựa chọn

Câu 121 Trắc nghiệm

Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:

     Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm... chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra... Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên... Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...

(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Đoạn trích thể hiện tài năng nổi bật của nhà văn Nguyễn Thi ở phương diện nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trong đoạn trích, tài năng nổi bật của nhà văn Nguyễn Thi được thể hiện rõ nét ở phương diện là miêu tả tâm lí nhân vật Việt khi đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, làm nổi bật niềm khát khao sống, sự tỉnh táo, biết phân tích, suy luận khi nhận ra được âm thanh tiếng súng quen thuộc đồng đội.

Câu 122 Trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“(1) Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

(2) Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

(3) Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

(4) Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

(5) Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.

(Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Hạt lúa thứ hai có tâm trạng thế nào khi được gieo xuống đất?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hạt lúa thứ hai thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Câu 123 Trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

     Hôm nay may quá, vớ được một anh dân quân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt, từng tiếng một. Cơ chừng anh ta cũng mới học, đánh vần được chữ nào anh ta đọc to luôn chữ ấy. Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. "Đấy, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên qua hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Nội dung chính của đoạn văn trên là?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đoạn văn trên nói về niềm tự hào, sự quan tâm, tình yêu thương của ông Hai dành cho đất nước.

Câu 124 Trắc nghiệm

Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:

     Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.

     Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi hết. Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Từ “lịm” trong câu “Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát.” có nghĩa tương đồng với từ nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta gắn từ “lịm” với các ngữ cảnh thường dùng trong đời sống như: ngất lịm/lịm dần đi... để nhận ra “lịm” không phải là trạng thái tâm lí, mà là trạng lái sinh lí (sinh học), nghĩa là không còn sức cử động ở phương án đúng là “bất động”.

Câu 125 Trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“(1) Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

(2) Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

(3) Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

(4) Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

(5) Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.

(Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Đoạn trích (2) sử dụng biện pháp tu từ gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa – hạt lúa có suy nghĩ, tiếng nói giống như con người.

Câu 126 Trắc nghiệm

Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:

     Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.

     Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi hết. Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Từ “không có lòng” trong đoạn trích được hiểu như thế nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Căn cứ vào đoạn trích, xác định cụm từ “không có lòng” được dùng để chỉ tình trạng quan hệ vợ chồng giữa Mị và A Sử: không có tình cảm/cảm xúc với nhau (Mi bị bắt về trình ma rồi thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, A Sử đánh đập, không cho Mị đi chơi Tết). Dựa vào kiến thức đã được học, kết hợp với việc đọc - hiểu văn bản, ta có thể xác định “không có lòng” tức là không yêu thương nhau.

Câu 127 Trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“(1) Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

(2) Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

(3) Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

(4) Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

(5) Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.

(Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Thông điệp nào được rút ra từ đoạn trích trên?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Văn bản mượn hình ảnh hai hạt lúa để nói về lối sống của con người: chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa.

Câu 128 Trắc nghiệm

Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:

     Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.

     Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi hết. Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Suy nghĩ “ăn lá ngón cho chết ngay” thể hiện điều gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Suy nghĩ: “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay.” xuất hiện ở thời điểm Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp, cuộc sống tự do, khao khát yêu đương và hạnh phúc. Lúc này, Mị ý thức được một cách sâu sắc bi kịch ở thực tại (nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra), suy nghĩ tự tử đối với nhân vật vừa là cách để thoát khỏi thực tại, vừa để giải thoát cho bản thân khỏi sự cầm tù về thể xác của nhà thống lý Pá Tra.

Câu 129 Trắc nghiệm

Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:

     Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.

     Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi hết. Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Tâm trạng của Mị được thể hiện như thế nào qua đoạn trích?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Trong đoạn trích, Mị ở hai trạng thái: Hạnh phúc (khi hồi tưởng về quá khứ: tâm trạng phơi phới trở lại) và đau khổ (khi nhìn nhận thực tại: nước mắt ứa ra).

- Vì Mị có sự thay đổi trạng thái cảm xúc nên phương án A (trơ lì) không hợp lí, từ “buồn khổ” và “cô đơn” không hợp lý vì Mị mong muốn thoát ra khỏi cuộc sống hiện tại chứ không có nội dung về nhu cầu được tìm kiếm người chia sẻ, tâm tình với mình.

Câu 130 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển”.

(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 131 Trắc nghiệm

Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:

     Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.

     Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi hết. Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Đoạn trích thể hiện tài năng nổi bật của nhà văn Tô Hoài ở phương diện nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trong đoạn trích, tài năng nổi bật của nhà văn Tô Hoài được thể hiện rõ nét ở phương diện là miêu tả tâm lí nhân vật Mị khi đang hồi tưởng quá khứ và khát khao được sống cuộc sống ý nghĩa.

Câu 132 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển”.

(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên)

Xác định biện pháp tu từ trong câu: Ước mơ giống như bánh lái của con tàu.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Câu văn trên sử dụng biện pháp so sánh (so sánh ước mơ giống bánh lái của con tàu).

Câu 133 Trắc nghiệm

Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Hàn Mặc Tử, Đây Thôn Vĩ Dạ, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Nội dung đoạn thơ trên diễn tả điều gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Trong đoạn trích, thiên nhiên thôn Vĩ hiện lên với các chi tiết: “nắng hàng cau, vườn ai mướt quá xanh như ngọc”, và con người hiện lên với hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điên”. Phải yêu thiên nhiên và con người xứ Huế tha thiết thì trong tâm hồn của tác giả, Con người và cảnh vật mới hiện lên đẹp như vậy.

Câu 134 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển”.

(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên)

Theo tác giả, bánh lái của con tàu có tác dụng gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người.

Câu 135 Trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

(1) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. (2) Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? (3) Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. (4) Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. (5) Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? (6) Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? (7) Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự.

Câu 136 Trắc nghiệm

Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Hàn Mặc Tử, Đây Thôn Vĩ Dạ, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Theo đoạn trích, trong buổi bình minh, khu vườn thôn Vĩ Dạ mang vẻ đẹp như thế nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Thông qua các chi tiết “nắng hàng cao năng mới lên” (cái nắng sớm mai trong trẻo tính khôi) và “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” (khu vườn xanh mướt, tràn đầy sức sống, cho thấy khung cảnh khu vườn thôn Vĩ tinh khôi, thanh khiết.

Câu 137 Trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển”.

(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên)

Em hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Câu nói có thể hiểu: Người không có mong ước, hoài bão sẽ không tìm được ý nghĩa cuộc sống và khó thoát ra khỏi những khó khăn.

Câu 138 Trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đoạn trích trên trích trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 139 Trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

(1) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. (2) Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? (3) Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. (4) Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. (5) Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? (6) Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? (7) Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đoạn trích trên được trích từ văn bản Lặng lẽ Sa Pa.

Câu 140 Trắc nghiệm

Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Hàn Mặc Tử, Đây Thôn Vĩ Dạ, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Cụm từ “sao anh không về” trong câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” gợi sắc thái tình cảm gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ” như lời mời mọc, pha chút trách móc nhẹ nhàng của người thôn Vĩ hay chính tác giả đang tự vấn bản thân mình.