Câu hỏi kết hợp - Dạng bài đọc hiểu văn học
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
… “ Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”.
(“Xin làm hạt phù sa”- Lê Cảnh Nhạc)
Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9?
Đoạn thơ cho ta liên tưởng đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một người hỏi nhà hiền triết:
- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?
Nhà hiền triết trả lời:
- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.
(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)
Xét theo mục đích nói, câu “Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?” thuộc kiểu câu gì?
Câu trên thuộc kiểu câu nghi vấn.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một người hỏi nhà hiền triết:
- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?
Nhà hiền triết trả lời:
- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.
(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)
Câu trả lời của nhà hiền triết thực hiện hành động nói gì?
Câu trả lời của nhà hiền triết “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.” thực hiện hành động nói khuyên bảo.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một người hỏi nhà hiền triết:
- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?
Nhà hiền triết trả lời:
- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.
(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)
Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu gì?
Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu ghép.
Nếu mọi người / làm điều tốt cho anh thì anh / nên nhớ
CN1 VN1 CN2 VN2
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một người hỏi nhà hiền triết:
- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?
Nhà hiền triết trả lời:
- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.
(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)
Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc loại từ gì?
Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc động từ.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già?
- Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa cây si già?
Biện pháp tu từ nhân hóa cây si già.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ?
Tên cậu là gì nhỉ?
- Kiểu câu: câu nghi vấn.
- Chức năng: dùng để hỏi.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?
Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Nội dung đoạn thơ trên thể hiện:
Nội dung đoạn trích là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về trách nhiệm của mỗi người với đất nước.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Vì sao nhà thơ viết "Đất Nước là máu xương của mình"?
Nhà thơ viết "Đất Nước là máu xương của mình" vì đất nước không trừu tượng, xa xôi mà đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người. Mỗi người cần bảo vệ, giữ gìn đất nước như sinh mệnh, sự sống của chính mình.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Từ "hóa thân" trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?
Từ "hóa thân" có nghĩa chỉ hành động sẵn sàng cống hiến, hi sinh cho đất nước.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Cách gọi “Em ơi em” nhằm thể hiện phong cách nghệ thuật:
Cách gọi “Em ơi em” thể hiện tính chất trữ tình và chính luận.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ "Em ơi em đất nước là máu xương của mình"?
Biện pháp nghệ thuật so sánh: Đất Nước là máu xương của mình
Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm
+ Nhấn mạnh ý nghĩa, sự thiêng liêng của Đất Nước
+ Thể hiện tình cảm của tác giả
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU
(1) Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) - vốn là người lái xe tải chở hàng hoá bình thường - đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông. (2) Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp thời làm nên phút giây huyền diệu cứu sống bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. ...
(3) “Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu", anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng. ...
(4) Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic. (5) Nguyễn Ngọc Mạnh đã cho chúng ta biết giá trị thật sự của 1/100 giây, thậm chí ít hơn nữa khi lao mình lên mái tôn, cố gắng cao nhất giơ đôi tay để cứu em bé rơi xuống …
(6) Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi. (7) Nhưng những phút giây huyền diệu thì sẽ luôn ngưng đọng mãi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và khiến chúng ta không thể nào quên.
(Trích: Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 12, Báo Quân Đội Nhâ Dân online- ngày 2/3/2021)
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
Văn bản sử dụng các phương thức nghị luận và tự sự.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU
(1) Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) - vốn là người lái xe tải chở hàng hoá bình thường - đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông. (2) Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp thời làm nên phút giây huyền diệu cứu sống bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. ...
(3) “Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu", anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng. ...
(4) Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic. (5) Nguyễn Ngọc Mạnh đã cho chúng ta biết giá trị thật sự của 1/100 giây, thậm chí ít hơn nữa khi lao mình lên mái tôn, cố gắng cao nhất giơ đôi tay để cứu em bé rơi xuống …
(6) Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi. (7) Nhưng những phút giây huyền diệu thì sẽ luôn ngưng đọng mãi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và khiến chúng ta không thể nào quên.
(Trích: Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 12, Báo Quân Đội Nhâ Dân online- ngày 2/3/2021)
Lời dẫn trực tiếp trong văn bản nằm ở câu nào?
Lời dẫn trực tiếp trong văn bản nằm ở câu (3)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU
(1) Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) - vốn là người lái xe tải chở hàng hoá bình thường - đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông. (2) Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp thời làm nên phút giây huyền diệu cứu sống bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. ...
(3) “Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu", anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng. ...
(4) Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic. (5) Nguyễn Ngọc Mạnh đã cho chúng ta biết giá trị thật sự của 1/100 giây, thậm chí ít hơn nữa khi lao mình lên mái tôn, cố gắng cao nhất giơ đôi tay để cứu em bé rơi xuống …
(6) Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi. (7) Nhưng những phút giây huyền diệu thì sẽ luôn ngưng đọng mãi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và khiến chúng ta không thể nào quên.
(Trích: Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 12, Báo Quân Đội Nhâ Dân online- ngày 2/3/2021)
Câu văn “Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi” sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu văn trên sử dụng biện pháp so sánh (thời gian như dòng sông).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU
(1) Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) - vốn là người lái xe tải chở hàng hoá bình thường - đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông. (2) Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp thời làm nên phút giây huyền diệu cứu sống bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. ...
(3) “Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu", anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng. ...
(4) Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic. (5) Nguyễn Ngọc Mạnh đã cho chúng ta biết giá trị thật sự của 1/100 giây, thậm chí ít hơn nữa khi lao mình lên mái tôn, cố gắng cao nhất giơ đôi tay để cứu em bé rơi xuống …
(6) Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi. (7) Nhưng những phút giây huyền diệu thì sẽ luôn ngưng đọng mãi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và khiến chúng ta không thể nào quên.
(Trích: Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 12, Báo Quân Đội Nhâ Dân online- ngày 2/3/2021)
Xét theo cấu tạo, câu văn dưới đây thuộc kiểu câu gì?
“Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic.”
Xét theo cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu rút gọn, rút gọn thành phần chủ ngữ.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU
(1) Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) - vốn là người lái xe tải chở hàng hoá bình thường - đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông. (2) Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp thời làm nên phút giây huyền diệu cứu sống bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. ...
(3) “Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu", anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng. ...
(4) Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic. (5) Nguyễn Ngọc Mạnh đã cho chúng ta biết giá trị thật sự của 1/100 giây, thậm chí ít hơn nữa khi lao mình lên mái tôn, cố gắng cao nhất giơ đôi tay để cứu em bé rơi xuống …
(6) Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi. (7) Nhưng những phút giây huyền diệu thì sẽ luôn ngưng đọng mãi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và khiến chúng ta không thể nào quên.
(Trích: Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 12, Báo Quân Đội Nhâ Dân online- ngày 2/3/2021)
Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung được nói tới trong văn bản trên?
Thương người như thể thương thân phù hợp với nội dung được nói tới trong văn bản trên.