Câu hỏi kết hợp - Dạng bài đọc hiểu văn học
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy. Tôi nghĩ bụng: Hẳn làng cũ mình vốn cũng chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa, nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng. Chẳng qua là tâm tình mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn đã không vui.
(Cố hương - sách Ngữ văn 9, tập 1)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Lỗ Tấn là tác giả của văn bản Cố hương.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy. Tôi nghĩ bụng: Hẳn làng cũ mình vốn cũng chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa, nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng. Chẳng qua là tâm tình mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn đã không vui.
(Cố hương - sách Ngữ văn 9, tập 1)
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi).
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy. Tôi nghĩ bụng: Hẳn làng cũ mình vốn cũng chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa, nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng. Chẳng qua là tâm tình mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn đã không vui.
(Cố hương - sách Ngữ văn 9, tập 1)
Xét theo cấu tạo, câu văn “Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy” thuộc kiểu câu gì?
Câu văn trên thuộc kiểu câu rút gọn (rút gọn chủ ngữ).
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy. Tôi nghĩ bụng: Hẳn làng cũ mình vốn cũng chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa, nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng. Chẳng qua là tâm tình mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn đã không vui.
(Cố hương - sách Ngữ văn 9, tập 1)
Tại sao trong lần về thăm quê này, nhân vật “tôi” lại không vui?
Nhân vật “tôi” lại không vui vì lần này về quê là để tạm biệt và đưa gia đình đi nơi khác sinh sống.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy. Tôi nghĩ bụng: Hẳn làng cũ mình vốn cũng chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa, nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng. Chẳng qua là tâm tình mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn đã không vui.
(Cố hương - sách Ngữ văn 9, tập 1)
Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Đoạn văn trên nói về bức tranh làng quê hiện tại ảm đạm, héo hon gợi nên nhiều nỗi buồn.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Kim Lân là tác giả của văn bản Làng.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Câu nào dưới đây là câu độc thoại?
Hà, nắng gớm, về nào… là câu độc thoại (Ông Hai tự nói một mình).
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Trong hai lời thoại được in đậm sau, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm. chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. […]
Ông Hai đã vi phạm phương châm quan hệ (nói câu không liên quan đến cuộc hội thoại trước đó).
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên đã thể hiện tâm trạng gì của nhân vật ông Hai?
Trong đoạn trích trên, tác giả đã khắc họa tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xét theo mục đích nói, câu văn “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói gì?
Câu trên thuộc kiểu câu hỏi dùng để bộc lộ cảm xúc.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.
Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
(Qùa tặng cuộc sống)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.
Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
(Qùa tặng cuộc sống)
Đâu là thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?
Thành ngữ: “Vật đổi sao dời”.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.
Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
(Qùa tặng cuộc sống)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa những hạt cát?
Biện pháp nhân hóa những hạt cát.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.
Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
(Qùa tặng cuộc sống)
Xét theo mục đích nói, câu văn Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than thuộc kiểu câu gì?
Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.
- Kiểu câu: câu trần thuật.
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào?
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vẫn xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...
(Cửa Lục Thuỷ 13-11-1991)
(Dặn con – Trần Nhuận Minh rút từ tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ)
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ 6 chữ.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.
Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
(Qùa tặng cuộc sống)
Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?
Đoạn trích gửi đến bài học: Chính những khổ đau, cay đắng của cuộc đời là điều kiện tôi luyện con người trở thành người hữu ích.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trong mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai?
Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là Nguyễn Du.
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào?
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vẫn xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...
(Cửa Lục Thuỷ 13-11-1991)
(Dặn con – Trần Nhuận Minh rút từ tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ)
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là gì?
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trong mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều dành cho ai?
Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều dành cho cha mẹ và Kim Trọng.
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào?
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vẫn xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...
(Cửa Lục Thuỷ 13-11-1991)
(Dặn con – Trần Nhuận Minh rút từ tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ)
Trong đoạn thơ, người cha đã dặn con điều gì?
Trong đoạn thơ, người cha đã dặn con phải sống lương thiện, biết quan tâm, chia sẻ với những cảnh đời khó khăn.