Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp nào sau đây?
Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp tách rời tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường chất dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. Nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng dựa trên thực tế là rất nhiều những tế bào thực vật có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
=> Chọn B
Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì?
Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm là sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. Trong quá trình phân bào, nhiễm sắc thể được tái tổ hợp, dẫn đến sự hoán đổi gen giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. Nếu các gen ở gần nhau, cơ hội được tái tổ hợp sẽ cao hơn so với khi chúng ở cách xa nhau. Các gen liên kết không thể có trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
Trong môi trường tạo rễ cho mô sẹo có bổ sung chất kích thích sinh trưởng nào?
Trong môi trường tạo rễ cho mô sẹo có các chất auxin nhân tạo (αNAA và IBA) bổ sung chất kích thích sinh trưởng. Auxin là một hoóc môn thực vật có tác dụng tốt đến các quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của tầng phát sinh, sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của thực vật, sự sinh trưởng của quả và tạo ra quả không hạt...nhưng sự ảnh hưởng tới sự vươn dài được xem là then chốt nhất.
=> Chọn B
Các loại cây lâm nghiệp nào thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô?
Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô.
=> Chọn D
Nguyên liệu nào sau đây không dùng làm nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây trồng?
- Từ mảnh lá, thân, rễ,… (các tế bào, mô sống) của cây mẹ, trải qua giai đoạn phản biệt hóa, công nghệ vi nhân giống cây trồng đã tạo ra mô sẹo, tái sinh chồi từ mô sẹo, từ đó phát triển thành nhiều cây con.
- Mô bần cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào đã chết, bao bọc các phần già của cây nên không được sử dụng là nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây trồng.
=> Chọn D
Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào của tế bào thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật trên?
Trong kĩ thuật giâm cành, một đoạn cành hoặc thân có đủ mắt, chồi (các tế bào đã biệt hóa) có thể phát triển thành một cây mới hoàn chỉnh → Tính toàn năng và phản biệt hóa của tế bào thực vật chính là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật giâm cành.
=> Chọn B
Cho các bước thực hiện sau đây:
(1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo.
(2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm.
(3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non.
(4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.
Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là
Trình tự thực hiện nuôi cấy mô thực vật là: (3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non → (1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo → (4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con → (2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm.
=> Chọn B
So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm nào sau đây?
So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm là tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.
=> Chọn C
Cho các thành tựu sau đây:
(1) Nhân nhanh nhiều giống cây trồng
(2) Tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gene
(3) Tạo ra cây mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau khác nhau
(4) Bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng
Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ tế bào là
Có 3 thành tựu của công nghệ tế bào là: (1), (3), (4).
(2) là thành tựu của công nghệ gene.
=> Chọn C