Bài tập trọng lượng, lực hấp dẫn
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Đơn vị của trọng lực là:
Ta có: Đơn vị của lực là Niuton (N)
Trọng lực là một lực nên đơn vị sẽ là Niutơn (N)
Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?
Quả bưởi rụng trên cây xuống là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất.
Do lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới nên hình C có thể là lực hút của Trái Đất.
Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P.
Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, có đơn vị đo là Niutơn.
Trọng lượng không có phương và chiều.
Cho các nội dung sau đây:
a) Có đơn vị đo là niutơn
b) Có đơn vị đo là kg
c) Có phương và chiều
d) Đo bằng lực kế
e) Đo bằng cân
g) Không có phương và chiều
Trong các nội dung trên, nội dung nào phù hợp với khối lượng?
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật, có đơn vị đo là kilôgam (kg).
Khối lượng không có phương và chiều.
Để đo khối lượng của một vật người ta dùng cân.
Vậy các nội dung phù hợp với khối lượng là: b, e, g.
Cho các nội dung sau đây:
a) Có đơn vị đo là niutơn
b) Có đơn vị đo là kg
c) Có phương và chiều
d) Đo bằng lực kế
e) Đo bằng cân
g) Không có phương và chiều
Trong các nội dung trên, nội dung nào phù hợp với trọng lượng?Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, có đơn vị đo là Niutơn.
Trọng lượng không có phương và chiều.
Trọng lượng được đo bằng lực kế.
Vậy các nội dung phù hợp với trọng lượng là: a, d, g.
Cho các nội dung sau đây:
a) Có đơn vị đo là niutơn
b) Có đơn vị đo là kg
c) Có phương và chiều
d) Đo bằng lực kế
e) Đo bằng cân
g) Không có phương và chiều
Trong các nội dung trên, nội dung nào phù hợp với lực hút của Trái Đất?Lực hút của Trái Đất có đơn vị đo là niutơn, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Độ lớn là trọng lượng, được đo bằng lực kế.
Vậy các nội dung phù hợp với lực hút của Trái Đất là: a, c, d
Khi đo lực thì trường hợp nào bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?
Do trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất, mà lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng nên khi đo trọng lượng của vật thì bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng.
Vận động viên có khối lượng m = 82 kg.
Vậy trọng lượng của vận động viên đó là:
\(P = 10.m = 10.82 = 820N\)
Số đo trọng lượng P (tính ra niutơn) gần bằng 10 lần số đo khối lượng m của nó (tính ra kilôgam).
Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật là: \(P = 10m\)
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Mọi vật có khối lượng đều …bằng một lực. Lực này gọi là …”
“Mọi vật có khối lượng đều hút nhau bằng một lực. Lực này gọi là lực hấp dẫn”
Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào:
Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
Cùng một vật, nếu được đặt trên các thiên thể khác nhau như: Trái Đất, Mặt Trăng, Hỏa tinh. Hỏi vị trí đặt vật ở đâu thì trọng lượng của vật là nhỏ nhất?
Trọng lượng của vật trên Mặt Trăng là nhỏ nhất.
Vật đặt trên Trái Đất sẽ chịu lực hấp dẫn lớn hơn rất nhiều lần so với vật đặt trên Mặt Trăng.
=> Mặc dù trang phục của các nhà du hành vũ trụ có khối lượng khoảng 50kg nhưng họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng vì trên Mặt Trăng, mọi vật đều chịu lực hấp dẫn nhỏ hơn nhiều lần so với trên Trái Đất.
Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.
Một quả bóng đang nằm yên trên sàn nhà (hình vẽ):
Các lực tác dụng lên quả bóng gồm:
Một quả bóng đang nằm yên trên sàn nhà (hình vẽ), chịu tác dụng của các lực:
- Lực hút của Trái Đất (trọng lực) có phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống dưới.
- Do quả bóng đặt trên sàn nhà nên sẽ chịu tác dụng của lực đẩy của sàn nhà có phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên.
Một quả bóng đang nằm yên trên sàn nhà (hình vẽ):
Vì sao có các lực tác dụng lên quả bóng mà nó lại không chuyển động?
Quả bóng không chuyển động vì hai lực tác dụng lên bóng là hai lực cân bằng.
Hai lực cân bằng là hai lực có cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Lực nào sau đây biểu diễn trọng lực?
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Vậy lực \(\overrightarrow {{P_2}} \) biểu diễn trọng lực.
Quan sát video và trả lời các câu hỏi sau:
Mối quan hệ giữa độ lực hấp dẫn và khối lượng của vật là:
Khi thay đổi lần lượt các vật có khối lượng khác nhau, ta thấy khối lượng tăng thì độ lớn lực hấp dẫn cũng. tăng