Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là
Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là hòa hoãn đối thoại thông qua việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước 14-9-1946
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là
Thành quả lớn nhất mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mang lại cho Việt Nam là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám là xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, độc lập dân tộc
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 có tác động như thế nào đến các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau này?
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã củng cố được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cuộc đấu tranh ngoại giao. Đồng thời, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguyên nhân chủ yếu để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc sau cách mạng tháng Tám là
Nguyên nhân chủ yếu để từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc là do Việt Nam đang tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, nên cần tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc.
Đâu là lý do quyết định để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?
Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là để tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc trong khi sức ta chưa đủ mạnh.
Việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước 14-9-1946 đã phản ánh điều gì của nhân dân Việt Nam?
Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 cho thấy thiện chí giải quyết những xung đột bằng biện pháp hòa bình, chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng khi cả hai không thể tiếp tục thương lượng được nữa.
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi sang Pháp. Tức là phải lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là độc lập dân tộc