• Lớp 9
  • Vật Lý
  • Mới nhất

02. Đường dây tải điện dài 100Km, có hiệu điện thế hai đầu dây tải là 15000V. Dây tải có điện trở 0,2 ôm trên 1Km. Dòng điện truyền đi trên dây tải là 10A. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. Muốn công suất hao phí giảm đi 4 lần thì phải tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu lần? 03. Người ta muốn tải công suất điện 20 000 W từ một nhà máy đến khu dân cư cách nhà máy 50Km. Hệu điện thế hai đầu dây dẫn là 10 000V, dây tải bằng đồng cứ 1Km có điện trở 0,4 ôm. a. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây? b. Nếu tăng hiệu điện thế lên 20 000V thì công suất hao phí giảm đi bao nhiêu? 04. Người ta muốn tải công suất điện 50 000 W từ một nhà máy đến khu dân cư cách nhà máy 150Km. Biết công suất hao phí trên đường dây là 500W và cứ 1Km có điện trở 0,5 ôm. a. Hiệu điện thế hai đầu dây tải là bao nhiêu? b. Để công suất hao phí giảm còn 125W thì hiệu điện thế phải tăng lên bao nhiêu vôn? 05. Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5 kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10 kV. Công suất điện P bằng bao nhiêu?

1 đáp án
109 lượt xem

Câu 1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Dòng điện cảm ứng xoay chiều chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự….. ……qua tiết diện S của cuộn dây. A. biến đổi của cường độ dòng điện. B. biến đổi của lực từ. C. biến đổi của dòng điện cảm ứng. D. biến đổi của số đường sức từ. Câu 2: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều? A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại. B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại. D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm. Câu 3: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện xoay chiều? A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm. B. Cuộn dây dẫn và nam châm. C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn. D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 4: Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm, khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng gì? A. Tạo ra từ trường. B. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây tăng. C. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây giảm. D. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây biến thiên. Câu 5: Máy phát điện xoay chiều biến đổi: A. cơ năng thành điện năng B. điện năng thành cơ năng C. cơ năng thành nhiệt năng D. nhiệt năng thành cơ năng

2 đáp án
48 lượt xem

Câu 1: Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng từ C. Tác dụng quang D. Cả ba tác dụng là: nhiệt, quang và từ. Câu 2: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khoá K , lá thép dao động đó là do tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng quang. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng cơ học. Câu 3: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều? A. Không còn tác dụng từ B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi C. Tác dụng từ giảm đi D. Lực từ đổi chiều Câu 4: Trên mặt một dụng cụ đo có ghi kí hiệu ( A ). Dụng cụ này đo đại lượng nào sau đây? A. Đo cường độ dòng điện dòng điện xoay chiều B. Đo hiệu điện thế dòng điện một chiều C. Đo cường độ dòng điện dòng điện một chiều D. Đo hiệu điện thế dòng điện xoay chiều Câu 5: Một bóng đèn có ghi 6V-3W lần lượt mắc vào mạch điện một chiều và mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V. Khi đó bóng đèn sẽ: A. trong hai trường hợp đèn sáng như nhau. B. bóng đèn mắc ở dòng điện 1 chiều sáng hơn C. bóng đèn mắc ở dòng điện xoay chiều sáng hơn D. lúc sáng bằng nhau lúc sáng hơn

1 đáp án
87 lượt xem