• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: (…) Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất tõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác hoạ như ông làm đây; hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách (…). (Ngữ văn 9, tập 1, tr. 186, Nxb. GD) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Đoạn trích viết về suy nghĩ của nhân vật nào? Trong tác phẩm nào? 2. Nhân vật chính trong đoạn trích đang cảm thấy khó khăn với việc gì? Tại sao ông cảm thấy khó nhọc như vậy? 3. Chép câu văn là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật “ông” chỉ em với mn ói :((

1 đáp án
15 lượt xem

1.Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?   “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:             -  Hà, nắng gớm, về nào…”        (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD) A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả. D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. 2.Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác trong thời kì A. Trước Cách mạng tháng 8. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975. 3.Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai trong truyện ngắn Làng "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" phản ánh điều gì? A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng. B. Ông sẽ không bao giờ quay về làng nữa C. Ông đã bị đẩy vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. D. Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm cả tình cảm làng quê. 4.Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong “Truyện Kiều”?            A. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước. B. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc. C. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ. D. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ 5.Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” 6.Dựa vào bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu, hãy viết bài văn ngắn( khoảng 20 câu) để làm rõ những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. 8.Trong một bài thơ đã học của chương trình Ngữ văn 9 có đoạn: "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!" Câu hỏi:   Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó.  9.Từ “ trái tim” trong câu thơ “ Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước                                                                  Chỉ cần trong xe có một trái tim"                                                             (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật )                  Sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh. B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Chơi chữ 10.Bài thơ Bếp lửa có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả D. Biểu cảm, tự sự 11.Việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần phù hợp điều gì?   A. Đặc điểm của tình huống giao tiếp B. Nội dung giao tiếp C. Đối tượng giao tiếp D. Mục đích giao tiếp 12.Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì? A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến. C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay. D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay. 13.Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau năm 1975 14.Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì? A. Cảm hứng về lao động B.Cảm hứng về thiên nhiên C. Cảm hứng về chiến tranh D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động.

1 đáp án
12 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi có một căn nhà ở quê. Nơi có mảnh vườn rộng, đàn gà con chạy lon ton trong khu vườn mùa nào cũng có trái chín. Một cây táo già lặng lẽ bên góc sân. Những cơn gió hoang vu từ đồng quê thổi vào giữa trưa hè nóng bức và những khúc hát ru ầu ơ của mẹ trên cánh võng năm nào. [...] Chúng tôi ­ những đứa trẻ thôn quê, đầu trần chân đất nhưng tâm hồn lúc nào cũng rạng ngời như con chim sẻ bay giữa mùa xuân nhờ vào những khúc hát ru đầy cảm xúc của mẹ.[...] Một thế giới với những con vật gần gũi xung quanh. Đó là cái cò, cái vạc, là con cá, con tôm, con tằm...và những con vật này cũng biết làm việc như người lớn: con cò bắt tép, cái bống thổi cơm, nấu nước hoặc là “Bà còng đi chợ trời mưa. Cái tôm cái tép đi đưa bà về”. [...] Cuộc sống ngày càng phát triển với nhiều tiện nghi hiện đại, những thiết bị như máy nghe nhạc, nhiều loại băng, đĩa hình, điện thoại di động có cài các loại nhạc, kể cả hát ru...khiến người ta quên đi những khúc hát ru. (Trích Khúc hát ru của mẹ, Trần Nguyên Hạnh, Báo Giáo dục và thời đại, số ra ngày 19.8.2019) a. Xác định từ láy trong các câu văn sau: Tôi có một căn nhà ở quê. Nơi có mảnh vườn rộng, đàn gà con chạy lon ton trong khu vườn mùa nào cũng có trái chín. Một cây táo già lặng lẽ bên góc sân. b. Trong đoạn trích, lời hát ru nào được dẫn trực tiếp? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Chúng tôi ­ những đứa trẻ thôn quê, đầu trần chân đất nhưng tâm hồn lúc nào cũng rạng ngời như con chim sẻ bay giữa mùa xuân nhờ vào những khúc hát ru đầy cảm xúc của mẹ. d. Với riêng em, những lời hát ru có ý nghĩa như thế e. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên f. Tìm từ thuộc trường từ vựng chỉ về con vật trong câu sau: Đó là cái cò, cái vạc , là con cá, con tôm, con tằm…và những con vật này cũng biết làm việt như người lớn nào

1 đáp án
19 lượt xem