Nhà thơ Cao Vũ Huy Miên đã từng viết trong bài thơ “Trăng treo”: Vầng trăng khuya là bạn Treo lung linh trên đầu Câu 1. Hình ảnh “Vầng trăng... treo” trong câu thơ trên gợi em nhớ đến khổ thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9? Chép nguyên văn khổ thơ đó? Cho biết tên tác giả, tác phẩm? Câu 2. Theo em, trong câu thơ thứ 2 của khổ thơ em vừa chép, có thể bớt từ “cạnh” và từ “bên” được không? Vì sao? Câu 3. Từ “đầu” trong câu thơ cuối của đoạn thơ vừa chép được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì theo phương thức nào? Với câu thơ cuối này tác giả muốn nói về những vẻ đẹp nào của người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
1 câu trả lời
Câu 1 :
- Khổ thơ cuối bài "Đồng chí"
- Tác giả : Chính Hữu
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Câu 2 :
Không thể bớt từ "cạnh" và "bên" . Vì
- Dụng ý của việc dùng từ đồng nghĩa "cạnh" và "bên" để diễn tả sự kề vai sát cánh , gắn bó khăng khít của người lĩnh trong thời khác sinh tử - trước khi bước vào trận đánh.
Câu 3 :
- "Đầu" được dùng theo nghĩa chuyển (chỉ phần trên , nòng của súng)
-> Chuyển theo phương thức ẩn dụ
- Câu thơ cuối , tác giả muốn nói lên vẻ đẹp của người lính :
+ Vẻ đẹp tâm hồn thơ mộng , lãng mạn của người lính cụ Hồ.
+ Vẻ đẹp tình đồng chí , đồng đội vượt lên cái gian khổ , hiện thực cuộc chiến.