• Lớp 8
  • Vật Lý
  • Mới nhất

Câu 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật. C. Chuyển động cơ học là chuyển dời vị trí của vật. D. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật. Câu 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. chuyển động của tàu hỏa khi vào ga B. chuyển động bay của một con chim C. chuyển động của ô tô khi bắt đầu khởi hành D. chuyển động của xe máy với tốc độ không đổi v=24km/h Câu 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống. B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh. D. Chuyển động của kim đồng hồ. Câu 4:Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau. B. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau. C. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. D. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. Câu 5: Một người ngồi trên một chiếc thuyền đang chạy. Em hãy chọn câu trả lời đúng A.So với thuyền thì người đó chuyển động còn so với bờ sông thì người đó cũng chuyển động B. So với thuyền thì người đó đứng yên còn so với bờ sông thì người đó cũng đứng yên C. So với thuyền thì người đó đứng yên còn so với bờ sông thì người đó chuyển động D. So với thuyền thì người đó chuyển động còn so với bờ sông thì người đó đứng yên Câu 6: Một con ongđang tha mật hoa về tổ. Con ongđứng yên so với….….nhưng lại chuyển động so với ….….Hãy chọn từ còn thiếu vào chỗ trống. A. Cái tổ / cây cối B. Ong chúa / cái tổ C. Mật hoa lấy được / cái tổ D. Cây cối / cái tổ Câu 7: Hai đoàn tàu M và N đang chạy trên hai đường ray song song nhau. Một người ngồi trên tàu M nói rằng tàu N đang đứng yên.Chọn câu đúng A. Hai tàu chạy cùng chiều, tốc độ của tàu M nhanh hơn tàu N B. Hai tàu chạy cùng chiều, cùng tốc độ C. Hai tàu chạy ngược chiều, khác tốc độ D. Hai tàu chạy ngược chiều, cùng tốc độ Câu 8:Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ: A. chuyển động so với tàu thứ hai B. đứng yên so với tàu thứ hai C. chuyển động so với tàu thứ nhất D. chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai Câu 9: Hãy chọn đáp án đúng về công thức tính tốc độ trung bình của chuyển động không đều A. v_tb=s.t B. v=(s_1+s_2+ …)/(t_1+t_2+ …) C. v_tb=(s_1+s_2+ …)/(t_1+t_2+ …) D. v=s/t Câu10: Hãy chọn đáp án đúng về công thức tính tốc độ trung bình của chuyển động không đều: A. v_tb=s.t B. v=(s_1+s_2+ …)/(t_1+t_2+ …) C. v_tb=(s_1+s_2+ …)/(t_1+t_2+ …) D. v=s/t Câu 11: Công thức tính tốc độ của một chuyển động đều là: A. v=s/t B. v=(s_1+s_2+ …)/(t_1+t_2+ …) C. v_tb=(s_1+s_2+ …)/(t_1+t_2+ …) D. v=t.s Câu 12: Lan đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 18km/h, Phương đi với tốc độ 5m/s. Hỏi ai đi nhanh hơn? A. Lan đi nhanh hơn B. Phương đi nhanh hơn C. Không thể so sánh được D. Hai bạn đi bằng nhau Câu 13: Đơn vị đúng của tốc độ là: A. N/m B. m/s C. s/m D. N/m2 Câu 14: Một ô tô khởi hành trên quãng đường nằm ngang dài 6000 m trong 360 giây sau đó xe chạy tiếp lên quãng đường dốc dài 5000 m trong 420 giây rồi dừng lại. Tốc độ trung bình của xe trên cả hai quãng đường là: A. 13 m/s B. 13,1 m/s C. 14 m/s D. 14,1 m/s Câu 15: Một ô tô đi từ TPHCM ra Vũng Tàu mất 2 giờ, quãng đường từ TPHCM ra vũng tàu là 125km. Tốc độ trung bình của ô tô là: A. 63km/h B. 50km/h C. 62,5km/h D. 65km/h Câu 16: Một người đi xe đạp với tốc độ 11,5 km/h từ nhà đến nơi làm việc cho biết quãng đường đi được của người này là 4 km. Thời gian đi hết quãng đường là: A. 0,33h B. 0,34 h C. 0,35 h D. 0,36 h Câu 17: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều. C. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. Câu 18: Vì sao nói lực là một đại lượng vecto? A. Vì lực là một đại lượng chỉ có độ lớn B. Vì lực là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương C. Vì lực là một đại lượng vừa có độ lớn, phương và chiều D. Vì lực là một đại lượng chỉ có phương tác dụng

2 đáp án
11 lượt xem

Câu 21: Một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d, khoảng cách từ đáy đến mặt thoáng là h. Áp suất do chất lỏng gây ra tại điểm M cách đáy một khoảng l tính bởi công thức: A. p = d (h - l) B. p = d.l C. p = d.h D. p = d( h + l) Câu 23: Khi xe máy đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang thì áp lực xe tác dụng lên mặt đất có độ lớn bằng: A. không. B. trọng lượng của xe và người đi xe. C. lực cản của mặt đường tác dụng lên xe. D. lực kéo của động cơ xe máy. Câu 25: Treo 1 vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kể chỉ 2,1N. Nhúng vật chìm trong nước số chỉ lực kế giảm 0,2N. Chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước là: (Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N.m3). A. 9 lần B. 9,5 lần C. 10 lần D. 10,5 lần Câu 26: Trong một bình chứa chất lỏng, áp suất ở những điểm nào có giá trị luôn bằng nhau A. Các điểm nằm trên cùng một đường thẳng vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng. B. Các điểm nằm trên thành bình. C. Các điểm nằm ở đáy và thành bình. D. Các điểm có cùng độ sâu. Câu 27: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học? A. Một người đang kéo một vật chuyển động. B. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn. C. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. D. Máy xúc đất đang làm việc. Câu 28. Thể tích miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết trọng lượng riêng nước d = 10000N/m3 A. F = 25N B. F = 20N C. F = 15N D. F = 10N Câu 29: Trường hợp nào sau đây lực ma sát không phải là lực ma sát lăn. A. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi đi trên đường. B. Ma sát giữa các con lăn và mặt đường khi chuyển vật nặng trên đường. C. Ma sát giữa khăn lau với mặt sàn khi lau nhà. D. Ma sát giữa các viên bi trong ổ trục quay. Câu 30: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 7500 N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km. A. A = 60000 kJ B. A = 60000 J C. A = 6000 J D. A = 6000 kJ Pls hãy giúp mik nhanh ạ, thanks các bn nhieefuuuuuuu:33

1 đáp án
11 lượt xem

Câu 11: Trong những câu sau đây, câu nào nói không đúng về áp suất khí quyển? A. Mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển B. Có áp suất khí quyển là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. C. Áp suất khí quyển tác dụng lên mọi vật trên trái đất theo mọi phương. D. Càng lên cao áp suất càng tăng. Câu 12: Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có: A. phương nằm ngang, hướng từ trái sang trái, cương độ lớn hơn 2N. B. phương nằm ngang, hướng từ trái sáng phải, cường độ bằng 2N. C. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ bằng 2N. D. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N. Câu 13: Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: A. khối lượng của tảng đá thay đổi. B. khối lượng của nước thay đổi. C. lực đẩy của nước. D. lực đẩy của tảng đá. Câu 14: Trọng lượng nào sau đây có ứng dụng kiến thức về sự nổi của vật? A. Đua thuyền buồm. B. Chế tạo máy dùng chất lỏng. C. Vận động viên lướt ván trên mặt nước. D. Chế tạo tàu ngầm. Câu 15: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu là: A. 40000N B. 4000N C. 2500N D. 40N Câu 16: Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1 thì: A. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần trên mặt chất lòng khi dv = d1. B. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dv > d1. C. vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm im tại đáy khi dv > d1. D. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi một nửa trên mặt chất lỏng khi dv = 2.d1. Câu 17: Một vật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m. Công của trọng lực là: A. 1J B. 0J C. 2J D. 0,5J Hãy giúp mik nhanh ạ Cảm ơn các bn :33

1 đáp án
14 lượt xem

Câu 1: Một vật hình hộp chữ nhật kích thước 20 (cm) x 10 (cm) x (5cm) đặt trên mặt bàn nằm ngang. Trọng lượng của vật là 200 N. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Áp lực do hộp tác dụng lên mặt bàn phụ thuộc vào cách đặt cho mặt nào của hộp tiếp xúc với bàn. B. Áp suất nhỏ nhất do hộp tác dụng lên mặt bàn là 40 000 N/m2. C. Áp suất do hộp tác dụng xuống mặt bàn không phụ thuộc vào cách đặt cho mặt nào của hộp tiếp xúc với bàn. D. Áp suất lớn nhất do hộp tác dụng lên mặt bàn là 40 000 N/m2 Câu 2: Hai thỏi nhôm có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm vào nước, một thỏi được nhúng chìm vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn? Chọn câu nói đúng. A. Thỏi nhúng vào nước. B. Thỏi nhúng vào dầu. C. Cả hai trường hợp lực đẩy Acsimet bằng nhau D. Cả hai trường hợp đều không chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet. Câu 3: Khi nói một vật chuyển động luôn luôn có vận tốc là 20km/h. Điều đó cho ta biết điều gì? A. Trong 20 giờ vật đi được quãng đường là 1km. B. Cứ mỗi giờ vật đi được quãng đường là 20km. C. Quãng đường của vật đi được là 20km. D. Thời gian chuyển động của vật là 1h. Câu 4: Khi nói một vật chuyển động luôn luôn có vận tốc là 20km/h. Điều đó cho ta biết điều gì? A. Trong 20 giờ vật đi được quãng đường là 1km. B. Cứ mỗi giờ vật đi được quãng đường là 20km. C. Quãng đường của vật đi được là 20km. D. Thời gian chuyển động của vật là 1h. Câu 5: Móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế là 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A. Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Chỉ số bằng 0. Câu 6: Một khúc gỗ chìm phân nửa vào nước và nổi trên mặt thoáng. Lực đẩy tác dụng lên khúc gỗ có độ lớn: A. Bằng nửa trọng lượng của khúc gỗ. B. Bằng trọng lượng của phần gỗ bị chìm. C. Bằng trọng lượng của phần nước mà khúc gỗ chiếm chỗ. D. Bằng trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của khúc gỗ. Câu 7: Trên hình vẽ là đồ thị quãng đường theo thời gian của một vật chuyển động trên đường thẳng. Thông tin nào sau đây là sai? Captionless Image A. Tại thời điểm t = 5s, vận tốc của vật là 15 m/s. B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường OB là 4,5 m/s. C. Từ O đến A vật chuyển đồng đều với vận tốc 3 m/s. D. Từ A đến B vật chuyển động đều với vận tốc 6 m/s. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. B. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ. C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. Câu 9: Chọn câu phát biểu sai: A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ. D. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó Câu 10: Một bình hình trụ cao 30cm, đựng đầy nước. Tính áp suất tại điểm M ở cách đáy bình 10cm, biết trọng lượng riêng của nước là 9800N/m3. A. 196 000 N/m2 B. 1960 N/m2 C. 2940 N/m2 D. 9800 N/m2 Hãy Mik NHanh nhaaa, Cảm ơn các bn trc ạ ^^

1 đáp án
11 lượt xem