• Lớp 7
  • Sinh Học
  • Mới nhất

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn một phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Loài ruột khoang nào có lối sống cố định không di chuyển? A. Sứa. B. Hải quỳ. C. San hô. D. Hải quỳ và san hô. Câu 2: Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều? A. Hầu. B. Miệng. C. Cơ quan sinh dục. D. Giác bám. Câu 3: Vỏ cứng của trai có tác dụng gì? A. Giúp trai vận chuyển trong nước B. Giúp trai đào hang C. Bảo vệ trai trước kẻ thù D. Giúp trai lấy thức ăn Câu 4: Đối tượng nào sau đây thuộc lớp sâu bọ phá hại cây trồng cần phải phòng trừ và tiêu diệt? A. Ong mật. B. Châu chấu. C. Bọ ngựa D. Ruồi. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây thích nghi với cách phát tán của trai? A. Ấu trùng theo dòng nước B. Ấu trùng bám trên mình ốc C. Ấu trùng bám vào da cá di chuyển đến vùng khác D. Ấu trùng bám trên tôm Câu 6: Tôm hô hấp nhờ cơ quan nào sau đây? A. Mang B. Chân hàm C. Tuyến bài tiết D. Chân Câu 7: Phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào làm nhiệm vụ bắt mồi và tự vệ? A. Đôi kìm có tuyến độc B. Đôi chân xúc giác C. Bốn đôi chân bò D. Núm tuyến tơ Câu 8: Lớp nào sau đây thuộc ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất? A. Lớp sâu bọ. B. Lớp hình nhện C. Lớp giáp xác D. Lớp giun II. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày vòng đời của giun đũa? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người? Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành chân khớp? Câu 3: Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành? Câu 4: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? Ở những nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng, ăn thịt trai, sò có bị ngộ độc không? Câu 5: Ở địa phương em có biện pháp nào phòng chống sâu bọ có hại mà vẫn giữ được an toàn cho môi trường tự nhiên? Câu 6: Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và môi trường sống?

2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
6 lượt xem
1 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
24 lượt xem