• Lớp 12
  • Sinh Học
  • Mới nhất
1 đáp án
19 lượt xem
1 đáp án
96 lượt xem
2 đáp án
27 lượt xem

MK VOTE 5*+ HAY NHẤT Ạ Câu 16: Mức sinh sản là A. số cá thể do quần thể sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định. B. số cá thể mới do quần thể sinh ra và số cá thể từ quần thể khác chuyển đến. C. số cá thể mới do quần thể sinh ra trong suốt thời gian tồn tại. D. số cá thể mới tăng lên trong quần thể. Câu 17: Nhân tố mang tính quyết định trong sự tăng trưởng kích thước của quần thể là A. mức sinh sản và mức nhập cư. B. mức sinh sản và mức xuất cư C. mức tử vong, mức xuất cư và mức nhập cư. D. mức sinh sản và mức tử vong. Câu 18: Kích thước của quần thể là A. tổng số cá thể hay sản lượng của các cá thể trong quần thể. B. tổng số cá thể hoặc sản lượng của các cá thể trong quần thể. C. tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong không gian quần thể. D. tổng số cá thể và tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể. Câu 19: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là a-Sức tăng trưởng của các cá thể b-Mức tử vong cMức sinh sản d- nguồn thức ăn từ môi trường Câu 20: Trong tự nhiên, khi Qt chỉ còn có 1 số cá thể sống sót thì khả năng nào sẽ xảy ra nhiều nhất a-Sinh sản với tốc độ nhanh b-Diệt vong c-Phân tán d-Hồi phục Câu 21: Khi mật đô QT mọt bột tăng quá cao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm thiểu khả năng đẻ trứng, kéo dài T. gian ấu trùng là do a-Thiếu thức ăn b-Ô nhiễm c-Cạnh tranh d-Điều kiện bất lợi Câu 22: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể C. sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật ký sinh D. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể. Câu 29 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con cá sống trong Hồ Tây. C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. Câu 30: Quần thể là một tập hợp cá thể A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định. C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Câu 40: Quần thể chuột nước đồng bằng và quần thể chuột nước miền núi là: a. Hai quần thể dưới loài b. Hai quần thể sinh thái c. Hai quần thể di truyền d. Hai quần thể địa lý Câu 41: Hãy chọn trong số các đặc điểm sau, đặc điểm nào có ở quần thể sinh vật giao phối? A.các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau B. các cá thể trong quần thể có kiểu hình hoàn toàn giống nhau C. các cá thể trong quần thể phân bố giới hạn bởi các chướng ngại vật như sông, núi, eo biển.... D. trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể đều thích nghi với môi trường mà chúng phát tán tới Câu 42: Những tập hợp cá thể nào sau đây không là quần thể? A. Các cây lúa trong ruộng lúa. B. Đàn cò trong vườn cò xã Tân Mỹ. C. Cá rô phi đơn tính trong hồ. D. Sen trong đầm sen. Câu 43: Trong quần thể sinh vật, mối quan hệ nào sau đây là hỗ trợ? A. Tụ tập các con ong để rượt đuổi kẻ thù B. Giành giật thức ăn của cá rô phi trong đàn. C. Tranh giành con cái ở đàn cò. D. Cạnh tranh ánh sáng của các cây gỗ trong rừng. Câu 44: Điểm nào dưới đây là sai khi nói về quần thể? A. Quần thể có thành phần kiểu gen rất đa dạng. B. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời. C. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài. D. Quần thể có khoảng không gian sống xác định.

1 đáp án
17 lượt xem

5*+ TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ CÁC CẬU Câu 1: Nhân tố nào gây ra sự biến động kích thước quần thể? A. mức sinh sản B. mức tử vong C. mức xuất cư và nhập cư D. Cả A, B và C Câu 2: Về phương diện lí thuyết, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong những điều kiện nào? A. Nguồn sống của môi trường rất dồi dào B. Không gian cư trú của quần thể không giới hạn C. Điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học đều thuận lợi cho sự sinh sản D. Cả A, B và C Câu 3: Cho các thông tin sau: (1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. (2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh. (3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường (4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể. Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư. Số đáp án đúng A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể có khả năng thích nghi cao nhất là quần thể có kích thước A. lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối B. lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối C. nhỏ và sinh sản vô tính D. nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối Câu 5: Xét quần thể các loài: (1) Cá trích (2) Cá mập (3) Tép (4) Tôm bạc Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là A. (1), (2), (3) và (4) B. (2), (3),(4) và (1) C. (2), (1), (4) và (3) D. (3), (2), (1) và (4) Câu 6: Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của 1 quần thể chim: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm thứ hai khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có xuất – nhập cư. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Kích thước của quần thể thể tăng 6% trong 1 năm. B. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con. C. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm. D. Mật độ cá thể ở năm thứ hai la 0,27 cá thể/ha. Câu 8: Cho các phát biểu say về kích thước của quần thể: (1) Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì cấu trúc. (2) Nếu vượt quá kích thước tối đa thì số lượng sẽ nhanh chóng giảm vì giao phối gần dễ xảy ra làm 1 số lớn cá thể bị chết do thoái hóa giống. (3) Các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể là nguồn thức ăn, nơi ở, sự phát tán cá thể trong quần thể. (4) Số lượng cá thể của quần thể luôn là một hằng số (ổn định không đổi). (5) Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể có thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Có bao nhiêu yếu tố nào có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm giới hạn kích thước quần thể? (1) Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể. (2) Các bệnh dịch truyền nhiễm. (3) Tập tính. (4) Các chất thải độc do quần thể sinh ra. (5) Tỉ lệ giới tính.Phương án đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 10: Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng tháy suy giảm dẫn tới mức diệt vong. Nguyên nhân là do A. số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường B. khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực cá thể cái ít C. số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể D. cả A, B và C Câu 11: Những yếu tố nào không ảnh hưởng tới kích thước quần thể? A. tỉ lệ giới tính B. sinh sản C. tử vong D. nhập cư và xuất cư Câu 12: Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào? A. tuổi sinh lí B. mật độ C. tỉ lệ giới tính D. sự phân bố cá thể Câu 13: Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đứa đến hậu quả gì? A. Phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt B. Quần thể bị phân chia thành hai C. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể D. Phân lớn cá thể bị chết do dịch bệnh Câu 14: Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. sức sinh sản B. mức độ tử vong C. cá thể nhập cư và xuất cư D. tỉ lệ đực – cái Câu 14: Kích thước tối thiểu của quần thể là A. số lượng cá thể cái ít nhất mà quần thể phải có. B. số lượng cá thể trong độ tuổi sinh sản ít nhất mà quần thể phải có. C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đủ đảm bảo cho quần thể có khả năng duy trì nòi giống. D. số cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. Câu 15: Những nhân tố trực tiếp làm thay đổi kích thước của quần thể là: A.mức sinh sản, mức nhập cư, mức tử vong và sự biến động của môi trường. B. mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức xuất cư. C.mức sinh sản, mức nhập cư, mức xuất cư và các nhân tố sinh thái. D.mức sinh sản, tỉ lệ đực cái, tỉ lệ tử vong và nhân tố sinh thái.

2 đáp án
18 lượt xem

MK SẼ VOTE 5*+ TRẢ LỜI HAY NHẤT Ạ Câu 1: Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới A. mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường và tác động của loài đó trong quần xã B. mức độ lan truyền của vật kí sinh C. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản D. các cá thể trưởng thành Câu 2: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh A. cấu trúc tuổi của quần thể B. kiểu phân bố cá thể của quần thể C. sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể D. tỉ lệ giới tính trong quần thể Câu 3: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng C. cấu trúc giới tính, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng Câu 4: Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể? A. mật độ B. tỉ lệ đực – cái C. sức sinh sản D. độ đa dạng Câu 5: Những kiểu phân bố cá thể chủ yếu của quần thể là A. phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên B. phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên C. phân bố theo nhóm và phân bố đồng đều D. phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm Câu 6: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới A. cấu trúc tuổi của quần thể B. kiểu phân bố cá thể của quần thể C. khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Câu 7: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể D. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể Câu 8: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể D. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể Câu 9: Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể có ý nghĩa A. giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa cá cá thể trong quần thể C. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường D. làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể Câu 10: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi A. nhóm đang sinh sản B. nhóm sau sinh sản C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản Câu 11: Phân bố cá thể theo nhóm là A. kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp ở những sinh vật sống bầy đàn B. kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều C. kiểu phân bố làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể D. kiểu phân bố giúp sinh vật tân dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường Câu 12: Ở điều kiện bình thường trong tự nhiên, quần thể thường có xu hướng ở dạng tháp tuổi nào? A. dạng suy vong B. dạng phát triển C. dạng ổn định D. tùy từng loài Câu 13: Tuổi sinh thái của quần thể là A. thời gian sống thực tế của cá thể B. tuổi bình quân của quần thể C. tuổi thọ do môi trường quyết định D. tuổi thọ trung bình của loài Câu 14: Tuổi quần thể là A. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh B. tuổi thọ trung bình của loài C. thời gian sống thực tế của cá thể D. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể Câu 15: Tuổi sinh lí của quần thể A. thời gian sống thực tế của cá thể B. thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể C. tuổi thọ do môi trường quyết định D. tuổi thọ trung bình của loài Câu 16: Ở một hồ nước, khi đánh bắt cá mà các mẻ lưới thu được tỉ lệ cá con quá nhiều thì ta nên A. tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định B. hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái C. tiếp tục đánh bắt vì quần thể đang ở trạng thái trẻ D. dừng ngau việc đánh bắt, nếu không nguồn cá trong hồ sẽ sạn kiệt Câu 17: Kiểu phân bố đồng đều có đặc điểm A. thường gặp khi điều kiện môi trường sống phân bố không đồng đều B. là kiểu phân bố phổ biến nhất C. thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều D. các cá thể sống thành bầy đàn Câu 18: Khi nói về các đặc trưng của quần thể, nhận định nào sau đây sai? A. Khi mật độ quần thể ở mức trung bình thì sức sinh sản của quần thể lớn nhất. B. Phân bố đồng đều thường gặp khi các điều kiện sống phân bố 1 cách đồng đều trong môi trường và giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt. C. Mật độ quần thể thường không cố định và thay đổi theo mùa hay theo điều kiện sống. D. Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

2 đáp án
18 lượt xem

MK VOTE 5*+ HAY NHẤT NẾU TRẢ LỜI ĐÚNG NHÉ Câu 16: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh trạnh giữa các cá thể trong quần thể? (1) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn và nơi ở hoặc các nguồn sống khác. (2) Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau và có thể dẫn đến hủy diệt quần thể. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Xét tập hợp sinh vật sau: (1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ. (2) Cá trắm cỏ trong ao. (3) Sen trong đầm. (4) Cây ở ven hồ. (5) Chuột trong vườn. (6) Bèo tấm trên mặt ao. Các tập hợp sinh vật là quần thể. Số đáp án đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 18: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. (2) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản. (3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh trạnh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loài giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự CLTN. (5) Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản. (6) Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài. A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 19: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của A. cạnh tranh cùng loài B. cạnh tranh khác loài C. thiếu chất dinh dưỡng D. sâu bệnh phá hoại Câu 20: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ A. hỗ trợ cùng loài B. cạnh tranh cùng loài C. hỗ trợ khác loài D. ức chế - cảm nhiễm Câu 21: Trường hợp nào sau đây có sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất? A. Quần thể có kích thước tối thiểu. C. Quần thể có kích thước bình thường. B. Quần thể có kích thước tối đa. D. Quần thể phân bố theo nhóm. Câu 22: Chuồn chuồn, ve sầu... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây? A. Không theo chu kỳ B. Theo chu kỳ ngày đêm C. Theo chu kỳ tháng D. Theo chu kỳ mùa Câu 23: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là: A. Do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp. B. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong C. Do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao D. Do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao. Câu 24: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao? A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào. B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hại có nhiều thức ăn. C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh. D. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú. Câu 25: Cây rừng khộp Tây Nguyên lá rộng rụng lá vào mùa khô là do: A. Gió nhiều với cường độ lớn B. Nhiệt độ giảm C. Lượng mưa cực thấp D. Lượng mưa trung bình Câu 26: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định B. Duy trì số lượng và sự phân bố của các thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. C. Giúp khai thác tối ưu nguồn sống. D. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. Câu 27: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. B. Sự phân bố các cá thể hợp lý hơn. C. Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. D. Số lượng các cá thể trong quần thể duy tri ở mức độ phù hợp. Câu 28: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 10 - 38,50C ; 10,6 - 320C ; 5 - 440C; 8 - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là: A. C và B B. C và A C. B và A D. C và D Câu 29 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con cá sống trong Hồ Tây. C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.

2 đáp án
22 lượt xem

TRẢ LỜI HẾT MK VOTE 5*+ TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ: Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể có A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới Câu 2: Những con voi trong vườn bách thú là A. quần thể B. tập hợp cá thể voi C. quần xã D. hệ sinh thái Câu 3: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây? A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo số lượng cảu các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. Câu 5: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ A. hỗ trợ B. cạnh tranh C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh D. không có mối quan hệ Câu 6: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể là A. hỗ trợ lẫn nhau trong tim kiếm thức ăn và chống lại kẻ thù B. hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù. Đảm bảo khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể C. đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơ với điều kiện môi trường D. hạn chế khả năng chống chịu với điều kiện của môi trường Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh trạnh cùng loài là so A. có cùng nhu cầu sống B. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi C. đối phó với kẻ thù D. mật độ cao Câu 8: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là A. môi trường sống B. ngoại cảnh C. nơi sinh sống của quần thể D. ổ sinh thái Câu 9: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể có ý nghĩa A. đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp C. giúp khai thác tối ưu nguồn sống D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn Câu 10: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp Câu 11: Giữa các sinh vật cùng loài có 2 mối quan hệ nào sau đây? A. hỗ trợ và cạnh tranh B. quần tụ hỗ trợ C. ức chế và hỗ trợ D. cạnh tranh và đối địch Câu 12: Điều nào sau đây không đúng với cai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể? A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể Câu 13: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. tăng mật độ cá thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau C. giảm số lượng cá thể, đảm bảo số lượng cá thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường D. tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm Câu 14: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? A. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông, ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng 1 số cây bị chết, đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật. B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú có hiện tượng đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác để tranh giành thức ăn và nơi ở C. Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt đồng loại. Ví dụ ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn hoặc cá lớn ăn cá con. D. Một số loài thực vật như tre, nứa thường sống quần tụ với nhau thành từng bụi giúp chung tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, nứa có thể bị đổ vào nhau. Câu 15: Nhóm cá thể sinh vật nào dưới đây là 1 quần thể? A. Cỏ ven bờ hồ B. Cá rô phi đơn tính trong hồ C. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ D. Chuột trong vườn

2 đáp án
63 lượt xem

TRẢ LỜI HẾT MK VOTE 5*+ TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ: Câu 4. Qui luật tác động lên cá chép trong thí nghiệm trên là: A. Qui luật giới hạn sinh thái B. Qui luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái C. Qui luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể. D.Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường Câu 5. Tổng nhiệt hữu hiệu là : A. Lượng nhiệt cần thiết cho hoạt động sinh sản của động vật B. Lượng nhiệt cần thiết cho một chu kỳ phát triển của động vật biến nhiệt C. Lượng nhiệt cần thiết cho hoạt động chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường ở sinh vật D.Lượng nhiệt cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật Câu 6. Nhịp sinh học là A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường. B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường. C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường. D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường. Câu 7. Trong nhóm nhân tố vô sinh, nhân tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với thực vật là: a-nhiệt độ b-ánh sáng c-ẩm độ d-không khí Câu 8. Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học là: a. ánh sáng b.Môi trường c.Di truyền d.Di truyền và môi trường Câu 9. Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã có thể là a.mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau b.mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau c.mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày d.tất cả các khả năng trên Câu 10. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 11. Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. trong đất, trên cạn, dưới nước, mặt đất. B. vô sinh, trên cạn, dưới nước. C. trong đất, trên cạn, nước ngọt, nước mặn. D. trong đất, trên cạn, dưới nước, sinh vật. Câu 12. Giới hạn sinh thái là A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. Câu 13. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B.ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C.giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D.ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Câu 14. Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là a.200C. b.250C. c.300C. d.350C. Câu 15. loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Câu 16. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số yếu tố này nhưng hẹp đối với một số yếu tố khác chúng có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Câu 17. Quy luật giới hạn sinh thái là đối với mỗi loài sinh vật tác động của nhân tố sinh thái nằm trong A. một khoảng xác định gồm giới hạn dưới và giới hạn trên. B. một giới hạn xác định giúp sinh vật tồn tại được. C. khoảng thuận lợi nhất cho sinh vật . D. một khoảng xác định, từ giới hạn dưới qua điểm cực thuận đến giới hạn trên. Câu 18. Quy luật giới hạn sinh thái có ý nghĩa A. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, ứng dụng trong việc di nhập vật nuôi. B. ứng dụng trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp. C. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp. D. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, thuần hoá các giống vật nuôi. Câu 19. Một đứa trẻ được ăn no, mặc ấm thường khoẻ mạnh hơn một đứa trẻ chỉ được ăn no điều đó thể hiện quy luật sinh thái a.giới hạn sinh thái. B.tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. c.không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D.tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Câu 20. Trên một cánh đồng cỏ có sự thay đổi lần lượt: thỏ tăng  cỏ giảm thỏ giảmcỏ tăng thỏ tăng...điều đó thể hiện quy luật sinh thái A.giới hạn sinh thái. B.tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D.tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

2 đáp án
32 lượt xem

MK VOTE 5*+ TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ: Câu 19: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là: A. Tinh tinh B. Đười ươi C. Gôrila D. Vượn Câu 21: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là: A. Bộ gen tinh tinh giống người trên 98% B. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ C. Khả năng sử dụng các công cụ có sẵn trong tự nhiên D. Thời gian mang thai 270 – 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa Câu 22: Sự giống nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng tỏ: A. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người B. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người C. Vượn người ngày nay tiến hóa theo cùng một hướng với loài người, nhưng chậm hơn loài người D. Người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc, gần gũi Câu 23: Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau B. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lịa trong các lớp đất đá của vỏ trái đất C. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới D. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch Câu 24: Câu khẳng định nào nêu dưới đây là đúng? A. Loài người ngày nay nhờ có tiến bộ khoa học và kỹ thuật nên không chịu sự tác động của CLTN B. Các nhân tố xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các loài vượn người hóa thạch C. Các nhân tố xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người bắt đầu từ giai đoạn người tối cổ trở đi D. Các nhân tố sinh học đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người bắt đầu từ người hiện đại Câu 25: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài khỉ thuộc bộ Linh trưởng ( bộ khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được ( tính theo tỷ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: Khỉ Rhesut 91,1% ; Tinh tinh 97,6% ; Khỉ Capuchin 84,2% ; Vượn Gibbon 94,7% ; Khỉ Vervet 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng nói trên theo thứ tự đúng là: A. Người – Tinh tinh - Vượn Gibbon - Khỉ Rhesut - Khỉ Vervet - Khỉ Capuchin B. Người – Tinh tinh - Khỉ Rhesut - Vượn Gibbon - Khỉ Capuchin - Khỉ Vervet C. Người – Tinh tinh - Vượn Gibbon - Khỉ Vervet - Khỉ Rhesut - Khỉ Capuchin D. Người – Tinh tinh - Khỉ Vervet - Vượn Gibbon - Khỉ Capuchin - Khỉ Vervet Câu 26: Các nhân tố văn hóa ( xã hội) tác động trong quá trình phát sinh loài người gồm: A. Đột biến, giao phối ngẫu nhiên, di nhập gen, CLTN B. Lao động, sáng tạo công cụ, tiếng nói, ý thức C. Biến dị, di truyền, CLTN và phân ly tính trạng D. Biến đổi do ngoại cảnh và tập quán sử dụng tay Câu 28: Nghiên cứu sinh vật hóa thạch có ý nghĩa suy đoán: A. Tuổi của các lớp đất chứa chúng B. Lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng C. Lịch sử phát triển của trái đất D. Diễn biến khí hậu qua các thời đại Câu 29: Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào: A. Tuổi của các lớp đất chứa các hóa thạch B. Lớp đất đá và hóa thạch điển hình C. Những biến đổi về địa chất, khí hậu và hóa thạch điển hình D. Sự thay đổi khí hậu Câu 30: Sự kiện xuất hiện trong kỉ Đệ tứ ở đại tân sinh là: A. Xuất hiện loài người B. Phát sinh các nhóm linh trưởng, kể cả vượn người C. Cây có hoa ngự trị D. Xuất hiện các lớp thú Câu 31: Trong giai đoạn đầu phát sinh sự sống, CLTN đã duy trì và tăng cường loại tế bào sơ khai có thành phần: A. Là hệ phân tử có khả năng tự chuyển hóa và tái bản B. Gồm ADN, ARN, protêin thiếu lipít C. Đầy đủ ADN, ARN, protêin, lipít và saccarit D. Như lipôxôm và có hệ dịch mã Câu 32: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở: A. Kỉ Đệ tam ( thứ ba) thuộc đại Tân Sinh B. Kỉ Triat ( tam điệp) thuộc đại Trung sinh C. Kỉ Krêta ( phấn trắng) thuộc đại Trung sinh D. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh Câu 33: Ngày nay, sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì: A. Thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân hủy ngay B. Không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại C. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp D. Các qui luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ Câu 34: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở: A. Kỉ Krêta ( phấn trắng) của đại Trung sinh B. Kỉ Đệ tam ( thứ ba) của đại Tân Sinh C. Kỉ Jura của đại Trung sinh D. Kỉ Tệ tứ ( thứ tư) của đại Tân sinh

2 đáp án
80 lượt xem

MK VOTE 5*+ TRẢ LỜI HAY NHẤT Ạ: Câu 1: Hiện tượng lại tổ là A. Sự phát triển không bình thường của cơ thể (người có đuôi, …) B. Sự phát triển không bình thường của phôi, tái hiện một số đặc điểm của động vật C. Người có lông rậm khắp cơ thể D. Người nhiều vú (có 3 – 4 đôi vú) Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa người và vượn người là a.Dáng đi thẳng b.Hộp sọ (sọ não lớn hơn sọ mặt) c.Xương chậu, xương chi d.Tất cả các đặc điểm trên Câu 4: Chọn các thuật ngữ cho trước để điền vào chỗ chấm cho đúng “Những điểm …(I)… chứng tỏ vượn người và người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi. Những điểm …(II)… chứng tỏ vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của người. Từ …(III)… đã phát sinh ra …(IV)… và người.” a.khác nhau b.giống nhau c.vượn người hoá thạch d.vượn người ngày nay Tổ hợp đáp án chọn đúng là A.I a, II b, III c, IV d. B. I b, II a, III c, IV d. C. I b, II a, III d, IV c. D.I a, II b, III d, IV c. Câu 6: Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hoá thạch là: A. Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỷ thứ 3 B. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích D. Tất cả các nhận định trên. Câu 7: Nguyên nhân chính làm loài người không bị biến đổi thành một loài khác về mặt sinh học là: A. Con người ngày nay đã có cấu trúc cơ thể hoàn hảo nhất B. Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ 2 C. Loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng và không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. D. Tất cả các nhận định trên. Câu 8: Trong quá trình phát sinh loài người, giai đoạn vượn người hoá thạch chủ yếu chịu sự chi phối của các nhân tố A. Biến dị, chọn lọc tự nhiên. B. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên. C. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, lao động. D. Chọn lọc tự nhiên, lao động. Câu 9: Trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo: A. Từ cuối giai đoạn vượn người. B. Từ giai đoạn người tối cổ. C. Từ giai đoạn người cổ. D. Từ giai đoạn người hiện đại. Câu 10: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào giữ vai trò quyết định hướng tiến hoá của họ người? A. Lao động có mục đích. B. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết. C. Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức. D. Sự hình thành đời sống văn hoá. Câu 11: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là A. tiếng nói. B. chữ viết. C. ý thức. D. lao động. Câu 12: Yếu tố nào sau đây đã làm cho người thoát khỏi trình độ động vật? A. Biết cải biến dụng cụ lao động. B. Biết sử dụng công cụ lao động. C. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích. D. Biết giữ gìn, bảo quản công cụ lao động. Câu 13: Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm dáng đứng thắng được chọn lọc tự nhiên củng cố trong điều kiện A. vượn người có lối sống trên cây. B. vượn người chuyển từ lối sống trên cây xuống mặt đất. C. vượn người có nhiều đối thủ cạnh tranh. D. vượn người có cuộc sống bầy đàn. Câu 14: Trong quá trình phát sinh loài người, hệ quả quan trọng nhất của dáng đứng thẳng người là A. giúp người có thể chuyển xuống sống dưới mặt đất. B. giúp vượn người có thể phát hiện kẻ thù từ xa. C. kéo theo hàng loạt biến đổi hình thái, cấu tạo trên cơ thể vượn người (cột sống, lồng ngực, xương chậu .). D. giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển. Câu 15: Trong quá trình phát sinh loài người, yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của tiếng nói có âm tiết? A. Cuộc sống bầy đàn. B. Sự tấn công của kẻ thù. C. Lao động trong tập thể. D. Mong muốn truyền đạt kinh nghiệm cho người khác. Câu 16: Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và chữ viết của loài người được gọi là A. sự di truyền tín hiệu. B. sự di truyền sinh học. C. sự di truyền ngôn ngữ. D. sự truyền đạt trí khôn. Câu 17: Cách thức chủ yếu giúp con người thích nghi với môi trường là A. bằng những biến đổi hình thái, sinh lý trên cơ thể. B. bằng sự phân hoá và chuyên hoá các cơ quan. C. bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. D. tổng hợp cả 3 nội dung trên. Câu 18: Về mặt sinh học, loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác là vì A. loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách ly địa lý. B. loài người biết cách tự bảo vệ để thích nghi cao độ với môi trường sống. C. loài người có bộ máy di truyền bền vững, rất khó bị biến đổi dưới các tác động của môi trường. D. loài người không chỉ chịu tác động của các nhân tố sinh học mà còn chịu tác động của các nhân tố xã hội.

2 đáp án
32 lượt xem

MÌNH VOTE 5*+ TRẢ LỜI HAY NHẤT Ạ: Câu 21 Cây hạt trần phát triển mạnh ở giai đoạn nào sau đây? A Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh. X B Kỉ Pecmi của đại Cổ sinh. C Kỉ Xilua của đại Cổ sinh. D Kỉ Đêvôn của đại Cổ sinh Câu 22 Những đại diện đầu tiên của lớp chim xuất hiện ở: A Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh. B Kỉ Giura của đại Trung sinh.x C Kỉ Cambri của đại Cổ sinh. D Kỉ Xilua của đại Cổ sinh. Câu 23 Sự kiện quan trọng của sự phát triển giới thực vật ở kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh là: A Cây hạt trần giảm ưu thế. B Cây hạt kín xuất hiện và phát triển.x C Quyết thực vật bị tiêu diệt. D Dương xỉ có hạt bị lấn át. Câu 24 Đặc điểm đặc trưng của phát triển sinh giới trong đại Tân sinh là: A Sự phồn thịnh của sâu bọ, chim, thú và thực vật hạt kín.x B Sự phát triển mạnh của bò sát và cây hạt trần. C Sự phát sinh loài người. D Sự tiêu diệt của các loài khủng long. Câu 25 Thú ăn thịt hiện nay là một nhánh phát triển từ: A Thú ăn sâu bọ. B Thú mỏ vịt. C Bò sát răng thú.x D Lưỡng cư đầu cứng. Câu 26 Cây hạt trần và bò sát phát triển cực thịnh ở giai đoạn nào sau đây? A Đại Cổ sinh. B Đại trung sinh.x C Đại Tân sinh. D Đại Nguyên sinh. Câu 27 Nhóm thú có nhau thai được xem là cổ sơ nhất là: A Thú ăn thịt. B Thú gặm nhấm. C Thú ăn hoa quả. D Thú có túi.x Câu 28 Những đại diện đầu tiên của chim cổ có mang nhiều đặc điểm của ; A Bò sát.x B Sâu bọ. C Ếch nhái. D Động vật có xương thuỷ sinh Câu 29 Chim cổ xuất hiện vào giai đoạn nào sau đây? A Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh. B Kỉ Giura thuộc đại Trung sinh.x C Kỉ Thứ ba thuộc đại Tân sinh. D kỉ Thứ tư thuộc đại Tân sinh. Câu 30 Dạng bò sát đầu tiên xuất hiện trên quả đất có đặc điểm gì sau đây? A Đẻ con. B Đẻ trứng.x C Vừa đẻ con vừa đẻ trứng. D Không sinh sản. Câu 31 Sinh vật nào sau đây vừa sống được ở nước, vừa sống được ở cạn? A Cá vây chân. B Cá phổi. C Lưỡng cư đầu cứng. D Cả A, B, C đều đúng. x Câu 32 Dương xỉ, thạch tùng, mộc tặc xuất hiện ở giai đoạn: A Kỉ Đêvôn thuộc đại Cổ sinh. x B Kỉ Xilua thuộc đại Cổ sinh C Kỉ Giura thuộc đại Trung sinh. D Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh. Câu 33 Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào được xem là bước quan trọng nhất trong quá trình tiến hoá? A Sự phát sinh loài người. B Sự xuất hiện và phát triển của các cây hạt kín. C Sự chuyển đời sống của sinh vật từ nước lên cạn.x D Sự phát triển của bò sát khổng lồ. Câu 34 Lí do của sự phát triển ưu thế tuyệt đối của bò sát khổng lồ trong kỉ Giura thuộc đại Trung sinh là A Cây có hạt đa dạng tạo thức ăn phong phú. X B Do lưỡng cư bị tiêu diệt. C Do khí hậu lạnh đột ngột. D Do rừng bị thu hẹp. Câu 35 Thú có nhau xuất hiện ở: A Kỉ Than đá thuộc đại Cổ sinh. B Kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh. C Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh. D Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh

1 đáp án
79 lượt xem

MK VOTE 5*+ TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ: Câu 1: Sự hình thành các hợp chất hữu cơ trong giai đoạn tiến hoá hoá học tuân theo quy luật: A Vật lí học. B Hoá học. C Vật lí học và hoá học. x D Sinh học. Câu 2 Tên của các kỉ được đặt dựa vào: A Đặc điểm của di tích hoá thạch B Tên của loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỷ đó C Tên của địa phương ở đó lần đầu tiên ngưòi ta đã nghiên cứu lớp đất thuộc kỷ đó D B và C đều đúng x Câu 3 Sự sống của đại Thái cổ có đặc điểm nào sau đây? A Sinh vật đa bào phát triển phong phú B Một số ít sinh vật đã chuyển lên ở cạn C Sự sống tập trung dưới nước x D Chưa có sinh vật Câu 4Trong đại Nguyên sinh có đặc điểm nào sau đây? A Chỉ có thực vật, động vật chưa hình thành B Thực vật đa bào chiếm ưu thế C Vi khuẩn và tảo đã phân bố rộngx D Chỉ có động vật đơn bào chưa có động vật đa bào Câu 5 Hoá thạch chủ đạo của kỉ Campri là: A Tôm ba láx B Bò cạp tôm C Cá giáp D Cá không hàm Câu 6 Sự kiện sau đây xảy ra ở kỉ Xilua thuộc đại Cổ sinh là: A Xuất hiện vi khuẩn lam. B Tôm ba lá phát triển. C Xuất hiện cá giáp là đại diện đầu tiên của động vật có xương sống. x D Động vật lên ở cạn hàng loạt. Câu 7 Sự kiện nào sau đây xảy ra ở kỉ Than đá của đại Cổ sinh? A Dương xỉ có hạt xuất hiệnx B Xuất hiện cá vây chân C Lưỡng cư đầu cứng xuất hiện D Cả A, B, C đều đúng Câu 8 Dạng sinh vật nào sau đây xuất hiện vào kỉ Than đá của Đại cổ sinh? A Sâu bọ bay B Dương xỉ có hạt C Bò sát D Cả A, B, C đều đúngx Câu 9 Hiện tượng có ở kỉ Tam điệp trong đại Trung sinh là: A Quyết thực vật và lưỡng cư bị tiêu diệt dần B Cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp C Thằn lằn, rùa, cá sấu xuất hiệnx D Tất cả các hiện tượng trên Câu 10 Đẻ nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào: A Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá B Các hóa thạch C Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay D Sự có mặt cảu loài người và ngành thực vật hạt kínx Câu 11 Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào: A Sự dịch chuyển của các đại lục B Xác định tuổi của các lớp đất và hoá thạch C Những biến đổi lớn về địa chất và các khí hậu và các hoá thạch điển hìnhx D Độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ Câu 12 Ở kỉ Cambri của đại Cổ sinh có đặc điểm nào sau đây giống với đại Thái cổ và đại Nguyên sinh? A Vỏ quả đất đã ổn định. B Bắt đầu hình thành sinh quyển. C Sự sống ở nước. x D Động vật đa bào chiếm ưu thế. Câu 13 Thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trân xuất hiện ở: A Kỉ Cambri thuộc đại Cổ sinh. B Kỉ Xilua thuộc đại Cổ sinh.x C Đại Nguyên sinh. D Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh. Câu 14 Động vật lên ở cạn đầu tiên là: A Cá giáp. B Cá vây chân. C Cá không hàm. D Nhện.x Câu 15 Sự kiện nào sau đây không phải xảy ra ở kỉ Xilua của đại Cổ sinh? A Cây quyết trần xuất hiện. B Hình thành lớp ôzôn. C Động vật có xương sống đầu tiên lên cạn. D Xuất hiện dương xỉ có hạt.x Câu 16 Sự kiện xảy ra ở kỉ Đevôn của đại Cổ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của sinh giới là: A Sự di cư hàng loạt của động vật lên cạn.x B Nhiều dãy núi lớn xuất hiện. C Dương xỉ thay thế quyết trần D Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không hàm. Câu 17 Lưỡng cư đầu cứng xuất hiện vào giai đoạn nào sau đây của đại Cổ sinh? A Đầu kỉ Đêvôn. B Cuối kỉ Đêvôn.x C Đầu kỉ Xilua. D Cuối lỉ Xilua. Câu 18 Sự hình thành hạt ở thực vật bắt đầu có ở giai đoạn nào sau đây? A Kỉ Xilua thuộc đại Cổ sinh. B Kỉ Thứ 3 thuộc đại Tân sinh C Kỉ Giura thuộc đại Trung sinh. D Kỉ Than đá thuộc đại Cổ sinh.x Câu 19 Quyết khổng lồ bị tiêu diệt ở kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh vì lí do nào sau đây? A Sâu bọ phát triển quá nhiều ăn cây quyết. B Mưa nhiều làm xói mòn đất và quyết bị chết. C Khí hậu khô và lạnh dẫn đến quyết không thích nghi được. x D Cây hạt kín xuất hiện lấn át quyết. Câu 20 Sự kiện quan trọng nhất trong sự phát triển của sinh giới ở đại Cổ sinh là: A Sự phát triển của sinh vật đa bào. B Xuất hiện nhiều dạng sinh vật mới ở biển. C Sự chuyển cư của sinh vật từ biển lên cạn.x D Sự tạo thành các mỏ than khổng lồ trong lòng đất.

2 đáp án
31 lượt xem

MK VOTE 5*+ TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ Câu 21 : Khả năng tự điều chỉnh của vật thể sống là: A Tự biến đổi thành phần cấu tạo của cơ thể sống. B Tự duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất. C Tự sinh sản ra các vật thể giống nó. D Khả năng ổn định cơ chế sinh sản. Câu 22 : Vai trò điều chỉnh các quá trình sinh lí, sinh hoá của các vật thể sống do vật chất nào sau đây thực hiện? A Các phân tử prôtêin B Các chất hưu cơ C Gen trên ADN D Các chất sống Câu 23 : S.Milơ đã tiến hành thí nghiệm vào năm 1953 nhằm chứng minh quá trình nào sau đây? A Tiến hoá hoá học B Tiến hoá tiền sinh học C Tiến hoá sinh học D Quá trình tạo cơ thể sống đầu tiên Câu 24 : Chất hữu cơ nào sau đây được hình thành đầu tiên trong quá trình phát sinh sự sống trên quả đất? A Prôtêin và axit nuclêic B Saccarit và lipit C Prôtêin, saccarit và lipit D Cacbua hiđro Câu 25 : Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trên quả đất lần lượt theo sơ đồ nào sau đây? A CH  CHON  CHO B CH  CHO  CHON C CHON CHO  CH D CHON  CH  CHO Câu 26: Giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá tiền sinh học A Sự tạo thành các côaxecva. B Sự hình thành dạng sinh vật đầu tiên. C Sinh vật đơn bào xuất hiện ở nước. D Sinh vật bắt đầu phát triển ở cạn. Câu 27: Sự hình thành màng bám thấm ngăn cách côaxecva với môi trường xảy ra ở giai đoạn: A Tiến hoá hoá học B Tiến hoá lí học C Tiến hoá lí - hoá học D Tiến hoá tiền sinh học Câu 28: Quả đất đã phải trải qua giai đoạn tiến hoá nào sau đây để biến đổi từ những chất vô cơ nguyên thuỷ đến tạo ra những sinh vật đầu tiên? A Tiến hoá tiền sinh học B Tiến hoá hoá học C Tiến hoá hoá học và tiến hoá tiền sinh học D Tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học Câu 29: Trong các giai đoạn tiến hoá của quả đất, thì giai đoạn có thời gian kéo dài nhất là: A Tiến hoá hoá học B Tiến hoá lí học C Tiến hoá tiền sinh học D Tiến hoá sinh học Câu 30: Ở cơ thể sống prôtêin đóng vai trò quan trọng trong: A Hoạt động điều hoà và xúc tác B Sự di truyền C Cấu tạo của enzim và hoocmon D Sự sinh sản Câu 31 : Trong giai đoạn tiến hóa hoá học đã có: A Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên B Tạo thành các côaxecva C Xuất hiện các enzim D Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học Câu 32: Giai đoạn tiến hoá hoá học và tiền sinh học kéo dài: A Khoảng 5 tỉ năm B Khoảng 4 tỉ năm C Khoảng 2 tỉ năm D Khoảng 3 tỉ năm Câu 33: Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống trên quả đất là: A Quá trình tiến hoá của cac hợp chất của cacbon B Quá trình tương tác của nguồn chất hữu cơ C Sự tương tác giữa các điều kiện tương tự D Sự cung cấp nguồn năng lượng tự nhiên cho sự sống Câu 35: Trong giai đoạn đầu của quá trình tiến hoá tiền sinh học nhân tố nào đã giúp cho các côaxecva ngày càng tiến hoá và hoàn thiện hơn? A Nguồn năng lượng tự nhiên B Tác động của chọn lọc tự nhiên C Sự tổng hợp các hợp chất hữu cơ mới D Tác động của các yếu tố phóng xạ Câu 36: Hoạt động nào sau đây được xem cơ bản nhất để các côaxecva tiếp tục duy trì là một hệ thống hở, biến đổi và hoàn thiện? A Trao đổi chất B Sinh sản và di truyền C Cảm ứng và vận động

1 đáp án
40 lượt xem

BẠN NÀO GIÚP MK VSS Ạ. MK VOTE 5* VÀ BÌNH CHỌN TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ: Câu 1: Những nguyên tố hoá học có phổ biến trong các cơ thể sống là: A C, H, O, N B C, H, Mg, Na C Na, K, P, S D P, S, O, N Câu 2 : Những hợp chất hữu cơ được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: A Enzim, hoocmon B Gluxit, lipit, ADN và ARN C Prôtêin, gluxit, lipit D Axit nuclêic và prôtêin Câu 3 : Vai trò của axit nuclêic là: A Tham gia cấu tạo chất nguyên sinh B Tham gia cấu tạo hoocmon C Sinh sản và di truyền D Tất cả đều đúng Câu 4 : Điều không đúng khi nói về prôtêin và axit nuclêic là: A Đại phân tử hữu cơ B Hợp chất không chứa cacbon C Là vật chất chủ yếu của sự sống D Đa phân tử Câu 5 : Vật thể sống có vai trò nào sau đây? A Có khả năng tự đổi mới B Tự sao chép, tự điều chỉnh C Tích luỹ thông tin di truyền D Tất cả các đặc điểm trên Câu 6 : Hợp chất hữu cơ chỉ có ba nguyên tố C, H, O là: A Cacbua hiđro B Saccarit C Axit amin D Axit nuclêic Câu 7 : Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên quả đất qua các giai đoạn tiến hoá lần lượt là: A Hoá học và tiền sinh học B Tiền sinh học và hoá học C Hoá học, tiền sinh học và sinh học D Sinh học, hóa học và tiền sinh học Câu 8 : Các hợp chất cao phân tử hoà tan trong nước tạo thành các dung dịch keo được gọi là: A Côaxecva B Hợp chất hữu cơ cao phân tử C Prôtêin D Axit nuclêic Câu 9 : Quá trình phát triển từ những sinh vật đầu tiên của quả đất đến tạo ra sinh giới ngày nay được gọi là giai đoạn tiến hoá nào sau đây? A Tiến hoá hoá học B Tiến hoá tiền sinh học C Tiến hóa tiền sinh học và tiến hoá sinh học D Tiến hóa sinh học Câu 13 : Các vật thể sống đang tồn tại trên trái đất là.....(Đ: những hệ khép kín, M: những hệ mở), có cơ sở vật chất chủ yếu là.....(P: các đại phân tử prôtêin, N: các đại phân tử axit nuclêic, PN: các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic) có khả năng tự đổi mới, tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền. A Đ, PN B M, P C M, N D M, P,N Câu 14 : Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hóa của các hợp chất của..... (N: axit nuclêic, P: prôtêin, C: cacbon) dẫn tới sự hình thành tương tác giữa các đại phân tử..... (H: vô cơ và hữu cơ, P: prôtêin, N: axit nuclêic, PN: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng..... (S: sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng, V: vận động, sinh trưởng và cảm ứng, T: tự nhân đôi, tự đổi mới). A C, PN, T B N, H, S C P, P, V D C, N, T Câu 15 : Trong các dấu hiệu của hiện tượng sống, dấu hiệu nào không thể có ở vật thể vô cơ? A Sinh trưởng B Trao đổi chất và sinh sản C Vận động D Vận động và cảm ứng Câu 16 : Chất nào sau đây không có trong thành phần khí quyển nguyên thuỷ? A CH4. B O2 . C NH3. D C2N2. Câu 17: Loại đột biến nào sau đây xảy ra do rối loạn trong quá trình phân bào? a-Đột biến dị bội thể. B-Đột biến đa bội thể. C-A và B đúng. d-Tất cả đều sai. Câu 19 : Hợp chất được xem là thành phần chủ yếu, cấu trúc nên vật thể sống là: A Gluxit, lipit, prôtêin. B ADN, ARN. C Prôtêin, axit nuclêic. D ADN và nhiễm sắc thể. Câu 20 : Hai mặt biểu hiện trái ngược nhưng thống nhất của quá trình trao đổi chất là: A Đồng hoá và dị hoá B Cảm ứng và sinh sản C Vận động và dinh dưỡng D Sinh sản và phát triển

1 đáp án
61 lượt xem
2 đáp án
140 lượt xem