• Lớp 12
  • Sinh Học
  • Mới nhất

Câu 51: Phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí: A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài. B. Điều kiện địa lý là nguyên nhân gián tiếp gây ra sự thay đổi trong vốn gen của quần thể sinh vật, từ đó hình thành loài mới. C. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tác động dẫn đến hình thành các quần thể thích nghi theo những hướng khác nhau. D. Hình thành loài mới bằng cách li địa lý thường tách bạch với cách li sinh thái. Câu 52: Số phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? 1. Các cá thể đa bội chẵn cách li sinh sản với các cá thể lưỡng bội cùng loài nên được xem là loài mới. 2. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau. 3. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau. 4. Hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Luyện thi THPT QG môn Sinh học 10 Câu 53: Hai loài sinh vật sống ở khu vực địa lí giống nhau có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự khác nhau giữa hai loài là hợp lí nhất? A. Điều kiện môi trường ở khu vực sống khác nhau nên phát sinh đột biến khác nhau. B. Trong cùng khu vực địa lý nhưng điều kiện sinh thái khác nhau nên chọn lọc tự nhiên đã tác động theo các hướng khác nhau. C. Có sự cách li sinh sản giữa hai loài do cách li sinh thái. D. Điều kiện địa lí khác nhau nên CLTN đã chọn lọc các đặc điểm thích nghi khác nhau. Câu 54: Trong một thời gian dài, trong các sách hướng dẫn về các loài chim đã đã liệt kê chim chích Myrther và chim chích Audubon là hai loài khác nhau. Gần đây, 2 loài chim này lại được các nhà khoa học phân thành các dạng phương đông và dạng phương tây của cùng một loài chim chích phao câu vàng. Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng về ví dụ trên? (1) Hai dạng chim chích trên sống ở các vùng địa lí khác nhau nên chúng thuộc hai loài khác nhau. (2) Chim chích phao câu càng phương đông và chim chích phao câu vàng phương tây có khu vực phân bố khác nhau. (3) Do thuộc cùng một loài, nên quần thể chim chích phao câu vàng phương đông và quần thể chim chích phao câu vàng phương tây có vốn gen chung và có thành phần kiểu gen giống nhau. (4) Trong tự nhiên, hai dạng chim chích này có sự cách li địa lí với nhau nên chúng ít gặp gỡ để giao phối với nhau và sinh ra con bất thụ. (5) Bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh hai dạng này thuộc cùng một loài là chúng có khả năng giao phối với nhau và đời con của chúng có sức sống, có khả năng sinh sản. (6) Vì hai dạng chim chích trên có cùng chung nhu cầu về thức ăn và rất giống nhau về màu sắc nên chúng thuộc cùng một loài. A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

1 đáp án
101 lượt xem

Câu 33: Phiêu bạt di truyền (biến động di truyền) có thể ảnh hưởng nhất tới quần thể nào sau đây? A. Một quần thể nhỏ bị cô lập. B. Một quần thể lớn và giao phối không ngẫu nhiên. C. Một quần thể lớn và giao phối ngẫu nhiên. D. Một quần thể lớn với sự nhập cư thường xuyên từ quần thể lân cận. Câu 34: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật: A. Sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật. B. Môi trường thay đổi nên sinh vật tự nó biến đổi để hình thành đặc điểm thích nghi. C. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Các cơ chế cách li làm phân li tính trạng. Câu 35: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 36: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau: F1: 0,12AA: 0,56Aa: 0,32aa F2: 0,18AA: 0,44Aa: 0,38aa F3: 0,24A: 0,32Aa: 044aa F4: 0,28AA: 0,24Aa: 0,48aa Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Đột biến gen. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 37: Trong số các phát biểu dưới đây, số lượng các phát biểu chính xác về các nhân tố tiến hóa tác động lên một quần thể theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại: (1) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (2) Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể có thể thay đổi bởi sự tác động của các yếu tố khác. (3) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. (5) Giao phối không ngẫu nhiên có thể cải biến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo thời gian. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 38: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền cùa quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là: A. (3) và (4). B. (1) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (5). Câu 39: Mỗi nhân tố tiến hóa đều có tác động khác nhau đến quần thể trong quá trình tiến hóa của chúng. Điểm giống nhau trong tác động của “chọn lọc tự nhiên” và “biến động di truyền” thể hiện ở chỗ chúng đều: A. Làm phong phú vốn gen của quần thể. B. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

2 đáp án
25 lượt xem

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. B. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay. C. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. D. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tiết nọc độc của bọ cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quB. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật. Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm hiện đại về chọn lọc tự nhiên? A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân sơ chậm hơn so với các sinh vật nhân thực lưỡng bội. B. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật. C. Một đột biến có hại sẽ luôn bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một số thế hệ. D. Khi môi trường sống ổn định thì chọn lọc tự nhiên không thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. Câu 30: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau: (1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. (2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. (3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. (4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp: A. (3), (4). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (1), (3). Câu 31: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên: A. Trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể. B. Chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể. C. Không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể. D. Vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 32: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Cách li địa lý. (5) Dòng gen. (6) Đột biến. Có bao nhiêu nhân tố là nhân tố tiến hóa? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

2 đáp án
33 lượt xem

Câu 25: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên. (4) Đột biến. (5) Di – nhập gen. Nhân tố làm thay đổi tần số tương đối alen của quần thể rất chậm chạp và không có hướng xác định là (I)….; Nhân tố có thể làm tăng tần số tương đối alen có lợi một cách nhanh chóng theo một hướng xác định là (II)…. A. (I) – (4), (5); (II) – (1), (2). B. (I) – (3), (4); (II) – (1). C. (I) – (4); (II) – (1), (2). D. (I) – (4); (II) – (1). Câu 26: Biến động di truyền là hiện tượng A. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách từ từ, khác dần với tần số của các alen đó trong quần thể gốc. B. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen lặn so với quần thể gốc. C. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột khác xa với tần số của các alen đó trong quần thể gốc. D. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột theo hướng tăng alen trội giảm alen lặn so với quần thể gốc. Câu 27: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hoá hiện đại (1) Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. (2) Trong một quần thề đa hình, chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (3) Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. (4) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rõ mà còn đối với cả quần thể. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1

2 đáp án
96 lượt xem

Câu 1: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở A. thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển. B. thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa. C. động vật. D. thực vật Câu 2: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra ở A. thực vật B. động vật C. động vật bậc thấp D. động vật bậc cao Câu 3: Trong quá trình tiến hóa, cách ly tập tính có vai trò nào sau đây? A. Duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. B. Làm cho các cá thể trong quần thể cùng biến đổi theo một hướng nhất định. C. Giúp cho các cá thể sinh sản nhanh hơn, chọn lọc tự nhiên diễn ra mạnh mẽ hơn. D. Làm chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau tạo ra kiểu hình mới. Câu 4: Hình thành loài bằng con đường nào sau đây diễn ra trên cùng một khu vực địa lí? A.Cách li sinh thái và cách li tập tính. B. Cách li địa lí và lai xa kèm đa bội hóa. C. Cách li địa lí và cách li tập tính. D. Cách li địa lí và cách li sinh thái Câu 5: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng? A.Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. B. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. C. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật. D. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. Câu 6: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng? A.Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật. B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm nhất và phổ biến trong tự nhiên. C. Hình thành loài mới ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa. D. Hình thành loài khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn. Câu 7: Loài cỏ Spartina có bộ NST 2n = 120 được xác định gồm bộ NST của loài cỏ gốc châu Âu (2n = 50) và bộ NST của loài cỏ gốc châu Mĩ (2n = 70). Loài cỏ Spartina được hình thành bằng con đường A. lai xa và đa bội hóa. B. cách li địa lí. C. cách li sinh thái. D. cấu trúc lại bộ NST. Câu 8: Cho các ví dụ về quá trình hình thành loài như sau (1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos. (2) Một quần thể cây mao lương sống trên bãi cỏ ẩm và một quần thể cây mao lương sống ở bờ ao trong một khu phân bố. (3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu Phi. (4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ. Các quá trình hình thành loài có sự tham gia của cách li địa lý là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 1, 3 D. 1, 4 Câu 9: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường cách li tập tính và cách li sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính chỉ gặp ở động vật mà không gặp ở thực vật. (2) Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật. (3) Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính và cách li sinh thái không có sự tham gia của đột biến và chọn lọc tự nhiên. (4) Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính và cách li sinh thái cần có sự tham gia của cách li địa lý và cách li trước hợp tử. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

1 đáp án
107 lượt xem

Câu 1: Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử quả đất thành các đại, các kỉ? A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái đất và các hóa thạch. B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì. C. Thời gian hình thành và phát triển của quả đất D. Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản ở trong lòng đất. Câu 2: Hóa thạch là A. hiện tượng cơ thể sinh vật bị biến thành đá hoặc được vùi trong băng tuyết. B. di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá. C. xác của sinh vật được bảo vệ trong thời gian dài mà không bị phân hủy. D. sự chế tạo ra các cơ thể sinh vật bằng đá nhằm mục đích thẩm mĩ. Câu 3: Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây? A. Khí Oxi. B. Khí NH3. C. Khí CO2. D. Khí CH4. Câu 4: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở những giai đoạn nào sau đây chưa có sự xuất hiện của cơ thể sinh vật? A. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học. B. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa sinh học. C. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và giai đoạn tiến hóa sinh học. D. Giai đoạn tiến hóa sinh học. Câu 5: Trong quá trình phát sinh sự sống, sự hình thành sinh vật cổ sơ đầu tiên là kết quả của quá trình tiến hóa A. hóa học và tiền sinh học. B. hóa học và sinh học. C. tiền sinh học và sinh học. D. sinh học. Câu 6: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng? A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ tư (đệ tứ) của đại tân sinh. B. Có hai giai đoạn tiến hóa là tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội. C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người. D. Tiến hóa sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu. Câu 7: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là A. Tân sinh →Trung sinh →Thái cổ →Cổ sinh → Nguyên sinh. B. Thái cổ →Nguyên sinh →Cổ sinh →Trung sinh →Tân sinh. C. Nguyên sinh →Thái cổ →Cổ sinh →Tân sinh →Trung sinh. D. Nguyên sinh →Thái cổ →Cổ sinh →Trung sinh →Tân sinh. Câu 8: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hóa thạch nhân sơ cổ nhất có ở A. đại Cổ sinh. B. đại Thái cổ. C. đại Trung sinh. D. đại Nguyên sinh. Câu 9. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát? A. Đại thái cố B. Đại cổ sinh C. Đại trung sinh D. Đại tân sinh. Câu 10. Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là A. phát sinh thực vật và các ngành động vật B. sự phát triển cực thịnh của bò sát C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú . D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.

2 đáp án
102 lượt xem
2 đáp án
32 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem
2 đáp án
57 lượt xem