• Lớp 12
  • Lịch Sử
  • Mới nhất

Câu 12.Thắng lợi nào dưới đây không gắn liền với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? A. Vạn Tường. B. An Lão. C. Đồng Xoài. D. Ba Gia. Câu 13.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào? A. Có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước. C. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. D. Có vai trò chủ chốt để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. Câu 14.Nội dung cơ bản của kế hoạch Giônxơn Mac-namara là gì? A.Tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng. B. Ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm. C. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược. D. Tạo ưu thế về binh lực hỏa lực thực hiện chiến lược tìm diệt nhằm bình định miền Nam. Câu 15. Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ 1954 đã không thực hiện? A. Pháp rút quân khỏi nước ta. B. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn. C. Hòa bình lập lại ở Đông Dương. D. Cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước ở Việt Nam. Câu 16. Âm mưu của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 là A. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. B. biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mĩ. C. ngăn cản sự thống nhất của nước ta. D. phá hoại các cơ sở kinh tế của miền Nam. Câu 17. Ngày 17-1-1960 tại Bến Tre nổ ra phong trào đấu tranh nào ? A. Chống bình định. B. Phá ấp chiến lược. C. Đồng khởi. D. Trừ gian diệt ác. Câu 18. Cho đến năm 1956, nước ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất? A.2. B.3. C.4. D.5. Câu 19.Thắng lợi quân sự mở màn của quân dân miền Nam chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” là A. chiến thắng Đồng Xoài (Bình Phước). B. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). C. chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). D. chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi). Câu 20. Với chiến thắng của phong trào “Đồng Khởi”, quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ? A. “ Chiến tranh đặc biệt”. B. “ Chiến tranh đơn phương”. C. “ Chiến tranh cục bộ”. D. “ Việt Nam hóa chiến tranh”. --------HẾT--------

2 đáp án
98 lượt xem

Câu 16. Nguyên nhân sâu xa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là A. mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với Mỹ-Diệm gay gắt hơn bao giờ hết. B. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh. C. Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) quyết định dùng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm. D. chính quyền Mỹ-Diệm đã suy yếu. Câu 17. Quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm là nội dung quan trọng của A. kì họp thứ 4 Quốc hội khoá I (3-1955). B. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959). C. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ III (9-1960). D. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975). Câu 18. Nguyên nhân trực tiếp của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là A. chính quyền Mỹ-Diệm đã suy yếu. B. sự soi sáng của Nghị quyết 15 BCH TWĐ (tháng 1-1959). C. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh. D. miền Bắc đã kịp thời chi viện cho miền Nam. Câu 19. Biện pháp được xem như “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” là A. tăng cường viện trợ quân sự. B. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. C. tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”. D. sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Câu 20. Thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam có ý nghĩa khẳng định ta có khả năng đánh bại Mỹ trong “Chiến tranh đặc biệt” ? A. Ấp Bắc (1-1963). B. Bình Giã (12-1964). C. Vạn Tường (8-1965). D. Phước Long (1-1975) Rút gọn

1 đáp án
28 lượt xem

1. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam buộc Mỹ phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược nào sau đây? A. Chiến tranh đặc biệt. B. Chiến tranh cục bộ. C. Phản ứng linh hoạt. D. Việt Nam hóa chiến tranh. ‏‏‎ ‎ 2. Chiến thắng quân sự lớn nhất, giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ,buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa “ trở lại chiến tranh (thừa nhận thất bại của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” là A. Chiến thắng Đông Bắc Cam-pu-chia. B. Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào. C. Cuộc tiến công chiến lược 1972. D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. ‏‏‎ ‎ 3. Mĩ có mục đích gì khi thực hiện cuộc tập kích B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm? A. Ngăn chặn chi viện của Miền Bắc cho miền Nam. B. Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam. C. Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng miền Bắc, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. D. Giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí một hiệp định có lợi cho Mĩ. ‏‏‎ ‎ 4. 4 bên tham gia kí Hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27/1/1973 là A. Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô. B. Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Liên Xô. C. Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mĩ, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa. D. Việt Nam dân chủ cộng hòa, Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc, Mĩ. ‏‏‎ ‎ 5. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi như thế nào trong hiệp định Pari? A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. B. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, tự do và dân chủ của Việt Nam. D. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. ‏‏‎ ‎ 6. Sự kiện nào được xem là “thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân hai miền đất nước”? A. Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954). C. Hiệp định Pari (1973). D. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). ‏‏‎ ‎ 7. Sự kiện nào buộc Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, rút hết quân về nước? A. Phong trào Đồng Khởi 1960. B. Chiến thắng Vạn Tường – Quảng Ngãi (18/8/1965). C. Trận thắng “Điện Biên Phủ trên không”. D. Hiệp định Pari (1/1973). ‏‏‎ 8. Xét về bản chất, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh đều là loại hình A. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. B. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ của Mĩ. C. chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn và ác liệt. D. chiến tranh xâm lược được trang bị những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất. ‏‏‎ 9. Từ 1954 đến 1975, nhân dân miền Nam đã đánh bại những chiến lược chiến tranh nào của Mĩ? A. Chiến tranh cục bộ, chiến tranh đặc biệt, Việt Nam hóa chiến tranh và chiến tranh phá hoại miền Bắc. B. Chiến tranh đặc biệt, Việt Nam hóa chiến tranh và chiến tranh phá hoại miền Bắc. C. Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh và chiến tranh đơn phương. D. Chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh.

2 đáp án
89 lượt xem

Câu 1: Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết, Mỹ đã có hành động gì ở miền Nam ? A. Đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam. B. Dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. C. Đưa quân các nước đồng minh của Mỹ vào miền Nam. D. Xây dựng hệ thống “Ấp chiến lược”, đẩy mạnh bình định miền Nam. Câu 2. Cách mạng miền Nam chuyển từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, gắn liền với thắng lợi của A. phong trào “Đồng khởi” (1959-1960). B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. C. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. D. việc ký kết Hiệp định Pari (1973). Câu 3. Đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò A. quyết định. B.quyết định nhất. C. quyết định trực tiếp. D. là tiền tuyến lớn. Câu 4. Nhiệm vụ cách mạng miền Nam sau năm 1954 là A. đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ. B. tăng cường đoàn kết hai miền Nam-Bắc, mở rộng quan hệ quốc tế. C. đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. D. đoàn kết với nhân dân Lào, Campuchia, mở rộng quan hệ quốc tế. Câu 5. Kết quả hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1956) là A. phần lớn nông dân đã có ruộng đất. B. bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, liên minh công-nông được tăng cường. C. giai cấp địa chủ bị suy yếu. D. nông dân phấn khởi, đi vào làm ăn tập thể. Câu 6: Hình thức đấu tranh chủ yếu của cách mạng miền Nam trước năm 1959 là A. đấu tranh chính trị. B. đấu tranh quân sự. C. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị. D. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Câu 7. nhiệm vụ trung tâm của kế hoach 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là A. xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. B. đưa miền bắc tiến nhanh, tiến manh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. C. phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân. D. phát triển đồng bộ công nông nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế. Câu 8: Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là A. đấu tranh chính trị. B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền. C. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. D. đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang. Câu 9. Từ năm 1961 -1965, ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược A. “Chiến tranh một phía”. B. “Chiến tranh đặc biệt”. C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Việt Nam hoá chiến tranh”. Câu 10: Âm mưu của Mỹ trong xây dựng “ấp chiến lược” là A. để dễ quản lý nhân dân. B. cô lập lực lượng cách mạng, để dễ tiêu diệt. C. tạo điều kiện, ổn định đời sống nhân dân. D. khi tiến hành chiến tranh, đỡ thiệt hại cho nhân dân. Câu 11: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là A. “dùng người Việt đánh người Việt”. B. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. C.dùng người Mỹ để tiến hành chiến tranh. D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Câu 12. lực lượng chính để tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” là A. quân đội Sài Gòn do Mỹ trang bị và chỉ huy. B. quân viễn chinh Mỹ. C. quân đội Sài Gòn kêt hợp với quân Mỹ, trong đó quân Mỹ là chính. D. quân đội Sài Gòn kết hợp với quân Mỹ, trong đó quân đội Sài Gòn là chính. Câu 13. Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã A. chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đối với ba nước Đông Dương. B. buộc Mỹ chấm dứt sự can thiệp vào Đông Dương. C. buộc Mỹ phải ngừng viện trợ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương. D. làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp. Câu 14. Đặc điểm nổi bật của nước ta sau 1954 là A. Mỹ can thiệp vào miền Nam. B. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. C. đất nước bị chia cắt thành hai miền. D. Pháp đã rút khỏi nước ta. Câu 15. Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn vì A. Mỹ-Diệm ra luật 10/59, “diệt cộng”, “tố cộng”. B. lực lượng cách mạng miền Nam chưa lớn mạnh. C. miền Bắc chưa kịp chi viện cho miền Nam. D. Mỹ tăng cường đưa quân Mỹ vào miền Nam.

2 đáp án
25 lượt xem