• Lớp 10
  • Địa Lý
  • Mới nhất

Câu 1: Ngành vận tải có khối lượng vận chuyển lớn nhất trên thế giới là: A. Vận tải đường không B. Vận tải đường sắt C. Vận tải đường ôtô D. Vận tải đường biển. Câu 2: Ngành vận tải đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các loại hình vận tải là: A. Vận tải đường sắt. B. Vận tải đường không. C. Vận tải đường biển. D. Vận tải đường ôtô. Câu 3: Ngành vận tải ít gây ô nhiễm môi trường nhất là: A. Vận tải đường ôtô. B. Vận tải đường sắt. C. Vận tải đường sông. D. Vận tải đường hàng không. Câu 4: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải. A. Đường ô tô. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường ống. Câu 5: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước ta và châu lục ? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Du lịch. Câu 6: Nhược điểm chÍnh của ngành vận tải đường sắt là A. Đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray. B. Đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga. C. Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao. Câu 7: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. Sự tiện lợi, tÍnh cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. B. Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. C. Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa. D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn. Câu 8: Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phường tiện ô tô là A. Tắc nghẽn giao thông. B. Gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường. C. Gây thủng tần ôdôn. D. Chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn. Câu 9: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là A. Các tuyến đường xuyên Á. B. Đường Hồ Chí Minh. C. Quốc lộ 1 D. Các tuyến đường chạy từ Tây sang Đông. Câu 10: Ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do A. Cự li dài. B. Khối lượng vận chuyển lớn. C. Tinh an toàn cao. D. Tinh cơ động cao. Câu 11: Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là A. Sản phẩm công nghiệp nặng. B. Các loại nông sản. C. Dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ. D. Các loại hàng tiêu dùng. Câu 12: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở A. Ven bờ Ấn Độ Dương. B. Ven bờ Địa Trung Hải. C. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương. D. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương. Câu 13: Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất ? A. Tốc độ chậm, thiếu an toàn. B. Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp . C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn. D. Cchỉ vận chuyển được chất lỏng. Câu 14: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở A. Hoa Kì và Tây Âu. B. Nhật Bản, Anh và Pháp. C. Hoa Kì và các nước Đông Âu. D. Nhật Bản và các nước Đông Âu.

2 đáp án
50 lượt xem

Câu 1: Sản phẩm công nghiệp điện tử - tin học thuộc nhóm máy tính là A. Thiết bị công nghệ, phần mềm B. Linh kiện điện tử,các vi mạch. C. Ti vi màu, đồ chơi điện tử, catset. D. Máy fax, điện thoại, mạng viba Câu 2: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới? A. Công nghiệp cơ khí. B. Công nghiệp năng lượng. C. Công nghiệp điện tử - tin học. D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học. A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không chiếm diện tích rộng. C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. Câu 4: Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử viễn thông. D. Điện tử tiêu dùng. Câu 5: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học? A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Sin-ga-po. D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện tử - tin học? A. Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ từ năm 1990 lại đây. B. Được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. C. Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước. D. Chiếm nhiều diện tích rộng, tiêu thụ nhiều kim loại, điện nước. Câu 7: Công nghiệp điện tử - tin học thuộc nhóm thiết bị điện tử tiêu dùng là A. Thiết bị công nghệ, phần mềm. B. Linh kiện điện tử, các vi mạch. C. Ti vi màu, đồ chơi điện tử, catset. D. Máy fax, điện thoại, mạng viba Câu 8: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm A. Thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. Dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh. C. Nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát . D. Dệt-may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người . C. Không có khả năng xuất khẩu. D. Phục vụ cho nhu cầu con người. Câu 10: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi A. Việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. C. Lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. Nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 11: Những nước nào sau đây có ngành dệt - may phát triển? A. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Đan Mạch. B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản. C. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Phần Lan. D. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Na Uy. Câu 12: Các thị trường nào sau đây tiêu thụ hàng dệt - may vào loại lớn nhất trên thế giới? A. Nhật Bản, EU, Bắc Mĩ, Bắc Phi. B. Nhật Bản, EU, Bắc Mĩ, Nam Phi C. Nhật Bản, EU, Bắc Mĩ, LB Nga. D. Nhật Bản, EU, Bắc Mĩ, Hàn Quốc. Câu 13: Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm không phải là sản phẩm của ngành A. Trồng trọt. B. Công nghiệp, C. Chăn nuôi. D. Thuỷ sản. Câu 14: Công nghiệp thực phẩm phân bố rộng khắp trên thế giới, không phải vì A. Nguồn nguyên liệu phong phú khắp nơi. B. Nguồn lao động dồi dào ở khắp các nước. C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. D. Hàng hoá có khả năng xuất khẩu rộng rãi. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp thực phẩm? A. Các nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến. B. Ở nhiều nước đang phát triển, ngành có vai trò chủ đạo về giá trị. C. Sản phẩm của ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng. D. Ngành này chỉ phân bố tập trung ở một số quốc gia trên thế giới đang phát triển. Câu 16: Ngành công nghiệp nào sau đây là ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Nhựa. B. Da giầy. C. Dệt - may. D. Sành - sứ - thủy tinh. Câu 17: Phát triển công nghiệp dệt - may sẽ có tác động mạnh tới ngành công nghiệp nặng nào sau đây? A. Hóa chất. B. Luyện kim. C. Cơ khí. D. Năng lượng. Câu 18: Ngành dệt - may hiện nay được phân bố A. Chủ yếu ở châu Âu. B. Chủ yếu ở châu Á. C. Chủ yếu ở châu Mĩ. D. Ở nhiều nước trên thế giới Câu 19: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành A. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. B. Khai thác khoáng sản, thủy sản. C. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. D. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.

2 đáp án
111 lượt xem

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò ngành công nghiệp? A. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. B. Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác. C. Tạo ra các loại nông sản có giá trị. D. Tạo điều kiện khai thác tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả. Câu 2. Cách phân loại công nghiệp phổ biến nhất hiện nay là dựa vào A. công dụng kinh tế của sản phẩm. B. tính chất tác động đến đối tượng lao động. C. chất lượng nguồn lao động. D. vốn đầu tư. Câu 3. Hoạt động nào sau đây thuộc ngành dịch vụ công? A. Dịch vụ nghề nghiệp. B. Thông tin liên lạc. C. Thể dục thể thao. D. Các hoạt động đoàn thể. Câu 4. Nền sản xuất hiện đại chỉ tồn tại và phát triển được khi có sự tồn tại của ngành công nghiệp nào sau đây? A. Năng lượng. B. Điện tử - tin học. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp thực phẩm. Câu 5. Sản phẩm của ngành công nghiệp nào sau đây đáp ứng nhu cầu của con người về ăn, uống? A. Năng lượng. B. Hóa chất. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp thực phẩm. Câu 6. Ngành công nghiệp nào sau đây đòi hỏi nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao? A. Năng lượng. B. Điện tử - tin học. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp thực phẩm. Câu 7. Công nghiệp thực phẩm phát triển thúc đẩy ngành sản xuất nào sau đây phát triển theo? A. Nông nghiệp. B. Hóa chất. C. Điện tử - tin học. D. Năng lượng. Câu 8. Quốc giao nào sau đây có sản lượng điện lớn nhất thế giới? A. Hoa Kì. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Nga. Câu 9. Đóng vai trò chủ đạo trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành nào sau đây? A. Dệt – may. B. Da giày. C. Sành – sứ - thủy tinh. D. Nhựa. Câu 10. Các sản phẩm máy fax, điện thoại….thuộc phân ngành nào sau đây của công nghiệp điện tử - tin học? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng. D. Thiết bị viễn thông. Câu 11. Xuất hiện các hình thức tổ mạng lưới các ngành dịch là nhân tố nào sau đây tác động? A. Mức sống và thu nhập thực tế của người dân. B. Quy mô và cơ cấu dân số. C. Phân bố dân cư, mạng lưới quần cư D. Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa và lịch sử tác động. Câu 12. Công nghiệp có tính chất tập trung cao độ do: A. Phụ thuộc vào diện tích đất. B. Tránh tác động của thiên tai. C. Phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. D. Sản xuất mang tính chất dây chuyền. Câu 13. Hoạt động nào sau đây không thuộc giai đoạn tạo ra nguyên liệu? A. Lọc hóa dầu. B. Chế biến lâm sản. C. Khai thác khoáng sản. D. Chế biến lương thực – thực phẩm. Câu 14. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quyết định đối với sự phân bố công nghiệp? A. Khoáng sản. B. Vị trí địa lí. C. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. D. Dân cư- lao động. Câu 15. Sản xuất công nghiệp ít chịu sự chi phối của tự nhiên vì A. Sản xuất có tính chất mùa vụ. B. Phụ thuộc vào quỹ đất. C. Sản xuất chủ yếu tiến hành ngoài trời, đối tượng là cơ thể sống. D. Sản xuất chủ yếu tiến hành trong nhà xưởng, đối tượng là vật vô sinh. Câu 16. Ngành công nghiệp nào sau đây ít chịu tác động của nguồn nước? A. Luyện kim. B. Dệt, nhuộm, giấy. C. Điện tử - tin học. D. Chế biến thực phẩm. Câu 17. Đối với các việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là: A. Sự phân bố tài nguyên du lịch. B. Sự phân bố các điểm dân cư. C. Trình độ phát triển kinh tế. D. Cơ sở vật chất, hạ tầng Câu 18. Nơi nào sau đây được xem là “túi dầu” hoặc “rốn dầu” mỏ của thế giới? A. Quanh vịnh Pecxich. B. Quanh Địa Trung Hải. C. Quanh Biển Đỏ. D. Quanh Biển Đen. Câu 19. Công nghiệp thực phẩm lấy nguồn nguyên liệu từ A. Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. B. Lâm sản, thủy sản, chăn nuôi. C. Lâm sản, phụ phẩm ngành trồng trọ. D. Trồng trọt, chăn nuôi, lâm snả. Câu 20. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Điểm công nghiệp. B. Trung tâm công nghiệp. C. Khu công nghiệp. D. Vùng công nghiệp.

2 đáp án
109 lượt xem

Câu 1: Vai trò chủ yếu của ngành giao thông vận tải là A. nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho con người. B. tham gia vào quá trình sản xuất, giúp cho sản xuất diễn ra liên tục. C. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. D. sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, tăng thu nhập. Câu 2: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là A. phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải. B. xây dựng mạnh lưới y tế, giáo dục. C. cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm. D. mở rộng diện tích trồng rừng. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải? A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá. B. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn. C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình. D. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km. Câu 4: Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải là A. khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình. B. khối lượng hàng hóa, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình. C. khối lượng di chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình. D. khối lượng vận chuyển, khối lượng di chuyển và cự li vận chuyển trung bình. Câu 5. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do việc bùng nổ sử dụng phương tiện ôtô là A. ô nhiễm môi trường. B. tai nạn giao thông . C. ách tắc giao thông . D. tiêu thụ nhiều dầu mỏ, khí đốt. Câu 6. Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là A. điều kiện tự nhiên. B. dân cư. C. nguồn vốn đầu tư. D. điều kiện kĩ thuật. Câu 7: Cho bảng số liệu Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2003 Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km) Đường sắt 8385 2725,4 Đường ô tô 175 856,2 9402,8 Đường sông 55 258,6 5140,5 Đường biển 21 811,6 43512,6 Đường hàng không 89,7 210,7 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10) Cự li vận chuyển trung bình của đường sông là 2 A. 10.7 km B. 0.093 km C. 93 km D. 10749 km Câu 8: Cho bảng số liệu Khối lượng vận chuyển của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2003 Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) Đường sắt 8385 Đường ô tô 175 856,2 Đường sông 55 258,6 Đường biển 21 811,6 Đường hàng không 89,7 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10) Để thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển của các phương tiện vận tải nước ta năm 2003, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Kết hợp. Câu 9: Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới loại hình vận tải nào sau đây? A. đường sắt. B. đường biển. C. đường hàng không. D. đường ô tô Câu 10. Câu nói: “Đường bộ thì sợ Hải Vân, đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi” phản ánh rõ nhất đặc điểm nào sau đây của ngành giao thông vận tải? A. Chất lượng của dịch vụ vận tải được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hóa. B. Khí hậu thời tiết ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của các phương tiện vận tải C. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình vận tải D. Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải

2 đáp án
34 lượt xem

Câu 1: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là ngành nào? A.Cơ khí B.Luyện kim C.Năng lượng D.Dệt Câu 2: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật ? A. Luyện kim. B. Hóa chất. C. Năng lượng. D. Cơ khí. Câu 3: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 4: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại sản phẩm nào? A. Hóa phẩm, dược phẩm. B. Hóa phẩm, thực phẩm. C. Dược phẩm, thực phẩm. D. Thực phẩm, mỹ phẩm. Câu 5: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực ? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Câu 6: Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước như thế nào? A. Đang phát triển. B. Có trữ lượng than lớn. C. Có trữ lượng khoáng sản lớn. D. Có trình độ công nghệ cao. Câu 7: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì A.Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn. B.Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất C.Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường D.Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao Câu 8: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng ? A.Khai thác than B.Khai thác dầu khí C.Điện lực D.Lọc dầu Câu 9: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho nơi nào? A. Nhà máy chế biến thực phẩm. B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim D. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. Câu 10: Khoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia ? A. Than B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan. Câu 11: Biện pháp quan trọng để giảm khí thải C02 (nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trên Trái Đất không phải là A. giảm đốt than đá. B. giảm đốt dầu khí. C. tăng trồng rừng. D. tăng đốt gổ củi. Câu 12: Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới? A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga. B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức. C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì. D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điền, Pháp. Câu 13: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước A. Có tiềm năng dầu khí lớn. B. Phát triển và những nước công nghiệp mới. C. Có trữ lượng than lớn. D. Có nhiều sông lớn. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện? A. Điện không thể tồn kho, nhưng có khả năng vận chuyên đi xa. B. Nhà máy công suất càng lớn, thiết bị hiện đại, giá thành rẻ hơn. C. Nhiệt điện và thuỳ điện khác nhau về vốn, thời gian, giả thành. D. Không nhất thiết phải kết hợp các nhà máy nhiệt điện, thủy điện. Câu 15: Cho biểu đồ Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây ? A. Sản lượng điện trên thế giới năm 2002 và năm 2015. B. Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015. C. Cơ cấu sản lượng điện bình quân đầu người thế giới năm 2002 và năm 2015. D. Cơ cấu sản lượng điện thế giới năm 2002 và năm 2015. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với dầu mỏ? A. Có khả năng sinh nhiệt lớn B. Tiện lợi cho vận chuyển C. Cháy hoàn toàn, không tro D. ít gây ô nhiễm môi trường Câu 17: Dầu mỏ không phải là A. tài nguyên thiên nhiên. B. nhiên liệu cho sản xuất C. nguyên liệu cho hoá dầu. D. nhiên liệu làm dược phẩm Câu 18: Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây ? A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương. Câu 19: Phát biêu nào sau đây đúng với việc phân bố tài nguyên dầu mỏ trên thế giới? A. Tập trung chủ yếu ở nhóm các nước phát triển. B. Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. C. Nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới bị sút giảm. D. Tốc độ khai thác dầu mỏ ngày càng chậm lại

2 đáp án
121 lượt xem