• Lớp 10
  • Địa Lý
  • Mới nhất
2 đáp án
48 lượt xem

Câu 2. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên. B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là mặt trời. C. do trái đất luôn tự quay quanh trục của chính nó. D. do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời. Câu 3. Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu - Á, kết quả hình thành A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương. B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương. C. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương. D. sống núi ngầm ở Thái Bình Dương. Câu 4. Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương? A. Mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a. B. Mảng Thái Bình Dương. C. Mảng Phi. D. Mảng Nam Mĩ. Câu 5. Sống núi ngầm dưới đáy Đại Tây Dương là kết quả của vận động A. tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á B. dồn ép giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á C. tách dãn giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu - Á D. Dồn ép giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu - Á Câu 6. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở A. trung tâm các lục địa. B. ngoài khơi đại dương. C. trên các dãy núi cao. D. nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Câu 7. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ thường xuất hiện A. động đất, núi lửa. B. bão. C. ngập lụt. D. thủy triều dâng. Câu 8. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là A. mảng kiến tạo. B. mảng lục địa. C. mảng đại dương. D. vỏ trái đất. Câu 9. Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo nào sau đây? A. Mảng Phi và mảng Nam Cực. B. Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mĩ. C. Mảng Âu - Á và mảng Bắc Mĩ. D. Mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia.

2 đáp án
84 lượt xem

Câu 3. Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một địa phương là khi A. độ cao Mặt Trời cao nhất trong ngày. B. Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu người quan sát lúc 12h trưa. C. tia sáng Mặt Trời song song với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất. D. tia sáng Mặt Trời tạo một góc 900 với kinh tuyến bề mặt Trái Đất. Câu 4. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm độ dài của ngày và đêm luôn bằng nhau? A. Vùng cực. B. Hai cực. C. Chí tuyến. D. Xích đạo. Câu 5. Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố nào sau đây? A. Độ lớn góc nhập xạ. B. Thời gian chiếu sáng. C. Trái Đất hình khối cầu. D. Vận tốc quay của Trái Đất. Câu 6. Vào ngày 22/12, vòng cực Bắc sẽ có hiện tượng nào sau đây? A. Ngày dài 24 giờ. B. Đêm dài 24 giờ. C. Ngày dài đêm ngắn. D. Ngày dài bằng đêm. Câu 7. Ở Nam bán cầu, từ 21/3 đến 22/6 là thời gian mùa A. xuân. B. hạ. C. thu. D. đông. Câu 8. Tại hai cực, hiện tượng ngày và đêm diễn ra như thế nào? A. Sáu tháng ngày, sáu tháng đêm. B. Ngày địa cực, đêm địa cực. C. Ngày, đêm bằng nhau. D. Ngày dài, đêm ngắn. Câu 9. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây? A. Vùng nội chí tuyến. B. Xích đạo. C. Vùng ngoại chí tuyến. D. Chí tuyến Bắc, Nam. Câu 10. Ý nào sau đây đúng với chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời? A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất. C. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời. Câu 11. Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do A. Trái Đất tự chuyển động quanh trục. B. Trái Đất tự chuyển động tịnh tuyến quanh Mặt Trời. C. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục. Câu 12. Ở bán cầu Bắc, mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm? A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông. Câu 13. Vào mùa xuân ở bán cầu Bắc, xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào? A. Ngày, đêm bằng nhau. B. Ngày dài, đêm ngắn. C. Ngày ngắn hơn đêm. D. Ngày, đêm dài sáu tháng. Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về ngày, đêm theo mùa và theo vĩ độ ở bán cầu Bắc? A. Mùa hạ ngày dài hơn đêm. B. Càng xa xích đạo chênh lệch ngày, đêm càng lớn. C. Càng gần cực ngày, đêm địa cực càng tăng. D. Ngày dài nhất trong năm là ngày Đông chí. Câu 15. Vùng nào sau đây trên Trái Đất đón Giáng sinh Noel (25 tháng 12) toàn là đêm, mà không có ngày? A. Xích đạo. B. Chí tuyến Bắc, Nam. C. Cực Bắc. D. Cực Nam. Câu16. Đặc điểm nào không đúng với hiện tượng ngày - đêm ở Bắc bán cầu vào mùa xuân? A. ngày ngắn hơn đêm. B. ngày dài nhất, đêm ngắn nhất. C. ngày càng ngắn, đêm càng dài. D. cực Bắc xuất hiện hiện tượng ngày địa cực.

2 đáp án
67 lượt xem

Câu 9. Phát biểu nào không phải là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Hiện tượng luân phiên ngày, đêm. B. Giờ và đường chuyển ngày quốc tế. C. Sự lệch lướng chuyển động của các vật thể. D. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Câu 10. Kinh tuyến nằm giữa múi giờ số +7 là A. 75°Đ. B. 75°T. C. 105°Đ. D. 105°T. Câu 11. Nhận định nào dưới đây không chính xác? A. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở phía tả ngạn. B. Lực Côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn so với bán cầu Bắc. C. Lực Côriôlit tác động đến vật thể chuyển động trên Trái Đất. D. Lực Côriôlit làm gió mùa đông nước ta có hướng đông bắc. Câu 12. Nhận xét nào sau đây thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất? A. Gió Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc. B. Bờ phải của các dòng sông bị xói mòn mạnh hơn bờ trái. C. Đường ray bên trái bị mòn nhiều hơn đường ray bên phải. D. Các dòng biển chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Câu 13. Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là? A. Trái Đất có hình khối cầu. B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. D. Trục Trái Đất nghiêng 23o27’.

1 đáp án
63 lượt xem
1 đáp án
71 lượt xem