• Lớp 10
  • Công Nghệ
  • Mới nhất
2 đáp án
18 lượt xem

Làm giúp mình với thanks . Câu 1. Mô hình nông lâm kết hợp có tác dụng gì? A. Hạn chế tốc độ dòng chảy B. Hạn chế sự bạc màu C. Giảm độ chua D. Tăng độ che phủ . Câu 2. Tính chất đất xám bạc màu: A. Chứa 1 số muối tan NaCl, Na2SO4. B. Cát sỏi chiếm ưu thế. C. Thành phần cơ giới nặng D. Thành phần cơ giới nhẹ. . Câu 3. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? A. Hình thái phẫu diện không có B. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh C. Hình thái phẫu diện đầy đủ D. Chưa hình thành hình thái phẫu diện . Câu 4. Ưu điểm của biện pháp hóa học là: A. Thực hiện rộng rãi, tiêu diệt sâu bệnh nhanh C. Hiệu quả cao, chi phí thấp B. Hiệu quả, không ô nhiễm môi trường D. Thực hiện đơn giản . Câu 5. Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh A. Là nguồn thức ăn cho côn trùng B. Làm bộ lá phát triển C. Làm đất có pH thấp D. Thừa chất dinh dưỡng . Câu 6. Biện pháp sử dụng phân hữu cơ như thế nào? A. Bón lót với lượng nhiều B. Bón thúc với lượng nhiều C. Bón lót số lượng ít D. Bón thúc số lượng ít . Câu 7. Câu nào đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại: A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí tăng và lượng mưa giảm . Câu 8. Biện pháp nào sau đây là biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? A. Dùng ong mắt đỏ B. Dùng giống kháng bệnh C. Bón phân cân đối D. Cắt cành bị bệnh . Câu 9. Loại phân nào sau đây dùng chung vơi phân hữu cơ A. Phân VSV chuyển hóa lân B. Phân đạm urê C. Phân VSV cố định đạm D. Phân VSV phân giải chất hữu cơ . Câu 10. Tác dụng của việc luân canh cây trồng trong phòng trừ sâu bệnh A. Diệt sâu non, nhộng, bào tử nấm B. Tạo môi trường sống thuận lợi C. Ngăn chặn sự phát triển sâu bệnh D. Thay đổi nguồn thức ăn và môi trường sống . Câu 11. Điều kiện độ ẩm không khí và lượng mưa ảnh hưởng xấu đến sâu hại? A. Lượng mưa ít, ẩm độ cao B. Lượng mưa trung bình C. Lượng mưa ít, ẩm độ thấp D. Độ ẩm thấp ,lượng mưa nhiều . Câu 12. Biện pháp nào sau là biện pháp cơ giới vật lí trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? A. Bón phân cân đối B. Gieo trồng đúng thời vụ C. Dùng ong mắt đỏ D. Cắt cành bị bệnh . Câu 13. Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng? A. Thức ăn dồi dào B. Lượng mưa lớn C. Đất quá nghèo dinh dưỡng D. Nhiệt độ thấp . Câu 14. Khi xuất hiện một vài sâu cuốn lá trên đồng ruộng? A. Dùng vợt để bắt B. Làm bẫy mùi vị C. Bắt sâu bằng tay D. Phải phun thuốc ngay . Câu 15. Loại phân bón nào dưới đây khó tan trong nước? A. DAP B. Supe lân C. KCl D. Urê . Câu 16. Nội dung của biện pháp canh tác: A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc C. Dùng sinh vật để diệt sâu hại D. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh . Câu 17. Một số loại cây trồng phù hợp với đất xám bac màu A. Lúa, ngô , khoai sắn B. Cây lương thực, cây đậu C. Các loại cây trồng cạn D. Lúa ngô, đậu tương . Câu 18. Tác nhân nào sau đây không gây ra bệnh cây A. Nấm B. Vi khuẩn C. Vi rút D. Rầy nâu . Câu 19. Vì sao cần phải tuân thủ thời gian cách ly khi bón đạm cho rau quả A. Phân đạm chủ yếu bón ở giai đoạn đầu cho cây B. Phân đạm không dùng cho bất cứ loại rau quả nào vì rất độc C. Phân đạm chuyển hóa thành dạng NH3 sẽ bay hơi D. Phân đạm tồn lưu nhiều trong rau, gây ngộ độc . Câu 20. Biện pháp nào sau đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất A. Biện pháp hóa học B. Biện pháp kỹ thuật C. Biện pháp cơ giới vật lí D. Biện pháp sinh học

1 đáp án
19 lượt xem

0001: Thực hiện phơi sấy hạt làm giống và lương thực thực phẩm nhằm mục đích nào: A. Làm khô, đưa về độ ẩm an toàn (Ao < 13%) B. Ức chế hoạt động sinh hóa của men thủy phân. C. Diệt vi sinh vật, mầm bệnh gây hại. D. Làm khô; ức chế sinh vật gây hại, men thủy phân 0002: Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ thấp giúp bảo quản nông lâm thủy sản tốt hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả sản phẩm phải được bảo quản với nhiệt độ thấp vì: A. Điều kiện lạnh ức chế hoạt động vi sinh vật gây hại B. Nhiệt độ thấp ức chế hoạt động sinh hóa C. Nhiệt độ càng thấp chi phí bảo quản càng cao D. Nhiệt độ thấp làm tăng thời gian bảo quản. 0003: Bảo quản nông lâm thủy sản không nhằm mục đích nào sau đây: A. Duy trì đặc tính ban đầu của sản phẩm B. Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ đời sống. C. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng D. Tránh hao hụt chất lượng sản phẩm 0004: Để bảo quản hạt giống ngắn hạn (< 1 năm, thường để giống ngay vụ sau) ở điều kiện nào: A. Nhiệt độ < - 10oC, độ ẩm không khí 35 - 40% B. Nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40% C. Nhiệt độ 35 - 40oC, độ ẩm không khí 65 - 80% D. Nhiệt độ và độ ẩm bình thường 0005: Mục đích của công tác bảo quản hạt, củ giống là lưu giữ hạt, củ giống trong điều kiện thích hợp để A. Duy trì độ nảy mầm, để tái sản xuất cho vụ sau B. Đa dạng về sản phẩm phục vụ đời sống. C. Bảo quản lạnh (To < 0oC, Ao không khí = 35 - 40%) D. Bảo quản ngắn hạn trong điều kiện thường. 0006: Vai trò của bước diệt men trong quy trình công nghệ chế biến chè xanh là: A. Đình chỉ hoạt động của men trong búp chè, giữ được màu xanh cho sản phẩm B. Làm dập lá chè để dịch chè thoát ra bề mặt lá, dễ hoà tan vào nước và tạo độ xoăn cho sản phẩm C. Làm bay hơi nước, cố định hình dáng sản phẩm, quyết định nàu sắc và hương vị chè thành phẩm D. Làm héo nguyên liệu, tạo điều kiện cho vò chè, góp phần vào quá trình lên men. 0007: Nguyên nhân chính của việc bao gói kín sản phẩm trong bảo quản lạnh rau, quả tươi: A. Độ ẩm tủ lạnh thấp gây mất nước cho rau quả tươi. B. Ngăn sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng. C. Tránh đông cứng rau, quả khi làm lạnh D. Tăng cường quá trình làm lạnh 0008: Trong quy trình công nghệ chế biến truyền thống, bước đánh bóng gạo có cần thiết: A. Không nên vì tốn thêm chi phí chế biến trong khi thời gian bảo quản gạo ngắn B. Cần thiết vì lớp vỏ cám chứa nhiều dầu dễ bị ôi C. Nên vì làm cho hạt gạo được bóng đẹp, tăng giá trị. D. Cần thiết vì loại bỏ các chất khó tiêu hóa ở vỏ cám. 0009: Chế biến gạo từ thóc, nhằm tách bỏ cám, dầu - yếu tố làm gạo dễ bị ôi, giúp gạo bóng đẹp và bảo quản lâu, đó là vai trò chính của các bước nào: A. Xay, tách trấu tạo gạo lức. B. Tách trấu và xát trắng C. Xát trắng và đánh bóng D. Tách tấm và cám 0010: Nhóm sản phẩm chè nào sau đây được tạo ra nếu thực hiện bước lên men trong lá chè: A. Chè tươi, chè xanh, chè mạn, chè ô long B. Chè đen, chè vàng, chè đỏ, chè ô long C. Chè xanh, chè ô long, chè tàu, chè đen. D. Chè xanh, chè đen, chè vàng, chè mạn 0011: Phương pháp chế biến cà phê chồn – một phương pháp độc đáo cho sản phẩm có giá trị cao. Vì sao sản phẩm này có được chất lượng như vậy: A. Quá trình chế biến phức tạp, được quảng bá rộng rãi. B. Nguyên liệu được chọn lọc, được lên men nhờ hệ VSV đặc biệt trong hệ thống tiêu hóa của chồn C. Nguyên liệu có chất lượng cao, được chế biến khô hoàn toàn. D. Nguyên liệu có chất lượng cao, sản phẩm độc đáo, quảng bá tốt. 0012: Quy trình: “Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình: A. Bảo quản thóc, ngô B. Bảo quản và chế biến thóc, ngô C. Bảo quản lương thực, thực phẩm D. Chế biến hạt giống 0013: Quy trình: “Súc sản → Phân loại và làm sạch → Xử lý cơ học → Xử lý nhiệt → Vào hộp → Bài khí → Ghép mí → Thanh trùng → Làm nguội → Bảo quản và sử dụng” là quy trình của: A. Bảo quản rau, quả tươi B. Chế biến thực phẩm đóng hộp. C. Chế biến rau quả. D. Chế biến thịt hộp 0014: Phương pháp chế biến sắn, ngô nào được sử dụng để tạo ra nhiên liệu sinh học: xăng sinh học E5 A. Lên men rượu ethanol B. Chiết xuất các phenol C. Chế biến tinh bột D. Hồ tinh bột. 0015: Ở Ninh Thuận, nhờ lợi thế tự nhiên chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ các ngành kinh doanh nào: A. Năng lượng tái tạo, nuôi trồng thủy sản, du lịch B. Sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ C. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ D. Làm muối, dịch vụ sửa chữa, tin học.

1 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
38 lượt xem