• Lớp 10
  • Công Nghệ
  • Mới nhất

Câu 11: Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn. A. Năng lượng . B. Prôtêin. C. Khoáng, prôtêin và năng lượng. D. Năng lượng, prôtêin, khoáng và vitamin. Câu 12: Chất có vai trò quan trọng để vật nuôi sử dụng tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô và tạo sản phẩm. A. Vitamin. B. Protein. C. Khoáng. D. Năng lượng. Câu 13: “Việc tận dụng nguồn thức ăn có ở địa phương để giảm chi phí, hạ giá thành” thuộc nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn. A. Tính hiệu quả. B. Tính kinh tế. C. Tính khoa học. D. Tính thực tiễn. Câu 14: Chất có tác dụng điều hòa các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. A. Vitamin. B. Protein. C. Glucid. D. Lipid. Câu 15: Vật nuôi sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu vitamin A. A. Mắt mờ. B. Còi xương. C. Đi đứng khó khăn. D. Sản phẩm kém chất lượng. Câu 11: Dựa vào thành phần dinh dưỡng, thức ăn cho vật nuôi được chia thành các nhóm. A. Thức ăn xanh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp, thức ăn giàu năng lượng. B. Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp, thức ăn giàu năng lượng. C. Thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp. D. Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn xanh, thức ăn giàu Protêin. Câu 12: Thức ăn có tỷ lệ xơ cao, nghèo dinh dưỡng thường được dự trữ cho trâu, bò màu đông là. A. Thức ăn xanh. B. Thức ăn thô. C. Thức ăn hỗn hợp. D. Thức ăn tinh. Câu 13: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là loại thức ăn. A. Có tỉ lệ protein, khoáng, vitamin cao. B. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại vật nuôi. C. Có nhiều chất dinh dưỡng, chủ yếu là chất xơ. D. Giàu đạm và vitamin. Câu 14: Khi cho vật nuôi ăn, người chăn nuôi thường trộn các nhóm thức ăn với nhau vì. A. Vì đa số các loại thức ăn điều có hàm lượng dinh dưỡng cao. B. Vì ý thích của người chăn nuôi. C. Vì các loại thức ăn không cân đối dinh dưỡng. D. Vì các loại thức ăn đã cân đối dinh dưỡng. Câu 15: Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho lợn nuôi là. A. Canxi. B. Prôtêin. C. Tinh bột. D. Rau xanh . Câu 16: Để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa cho rơm rạ người ta thường. A. Nấu chín. B. Trộn với nhiều loại nguyên liệu khác. C. Kiềm hóa hoặc ủ với urê. D. Chất thành đống phủ kín. Câu 11: Để bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên cho cá cần. A. Bón phân cho vực nước kết hợp với quản lí và bảo vệ nguồn nước. B. Cái tạo ao nuôi và bón phân cho vực nước. C. Tăng độ sâu và diện tích ao nuôi. D. Trồng thêm nhiều loại thực vật trên ao. Câu 12: Người ta thường dùng phân hữu cơ nào để bón vào ao. A. Phân đạm, phân bắc, phân xanh. B. Phân lân, phân chuồng, phân bắc. C. Phân đạm, phân lân, phân chuồng. D. Phân chuồng, phân bắc, phân xanh. Câu 13: Bón phân hữu cơ cho vực nước nuôi cá nhằm. A. Tăng mùn bã hữu cơ. B. Tăng nguồn dinh dưỡng. C. Tăng lượng oxi. D. Cân bằng hợp lí các yếu tố. Câu 14: Khi nuôi cá tra thâm canh, loại thức ăn có vai trò quan trọng để đạt hiệu quả kinh tế cao. A. Thức ăn tinh. B. Thức ăn hỗn hợp. C. Thức ăn thô. D. Thức ăn xanh. Câu 15: Để tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá ở giai đoạn đầu người chăn nuôi thường bón phân chuồng, phân đạm và lân vào ao nhằm. A. Cung cấp dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh và các loài tảo. B. Tiết kiệm phân bón. C. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh cho cá. D. Giúp phân mau tan hơn.

1 đáp án
15 lượt xem

Câu 17 : Lai kinh tế là phép lai. A. Cho lai giữa các cá thể khác giống tạo con lai có sức sản xuất cao hơn. B. Cho giống ngoại lai với giống địa phương. C. Cho giống địa phương lai giống địa phương. D. Cho giống ngoại lai với giống ngoại. Câu 18: Tại sao người ta lại tiến hành giao phối vật nuôi đực và cái khác giống. A. Tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ. B.Tạo ra con lai giữ lại tính trạng di truyền bố mẹ. C. Tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới xấu hơn bố mẹ. D. Tạo ra con lai không có điểm di truyền nào giống bố mẹ. Câu 19: Muốn tạo ra giống gà Rốt- Ri vừa có sức sản xuất cao lại thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam ta tiến hành. A. Chọn phối gà trống Ri với gà mái Ri. B. Chọn phối gà trống Ri với gà Tam Hoàng. C. Chọn phối gà trống Rốt với gà mái Rốt. D. Chọn phối gà trống Rốt với gà mái Ri. Câu 21: Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? A. Dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. B. Dùng con cái nhập nội giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. C. Dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực địa phương. D. Dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản địa phương. Câu 15: Đặc điểm đàn thương phẩm trong hệ thống nhân giống vật nuôi. A. Có phẩm chất cao nhất. B. Do đàn hạt nhân sinh ra. C. Có số lượng vật nuôi nhiều nhất. D. Có tiến bộ di truyền lớn nhất. Câu 16: Để bố trí thứ tự các đàn trong hệ thống nhân giống từ: Hạt nhân> Nhân giống > Thương phẩm là dựa vào. A. Phẩm chất. B. Số lượng. C. Tuổi. D. Trọng lượng. Câu 17: Trong hệ thống nhân giống hình tháp, để tạo ra đàn giống chất lượng cao người ta thường chọn con giống đàn hạt nhân để nhân giống. A. Đàn hạt nhân có tiến bộ di truyền lớn nhất. B. Đàn hạt nhân có số lượng con giống nhiều nhất. C. Đàn hạt nhân tạo ra nhiều đặc tính di truyền mới. D. Đàn hạt nhân tốn nhiều chi phí để nuôi dưỡng. Câu 18 : Em hãy đề xuất phương pháp cho người nông dân áp dụng để sản xuất cá giống nuôi làm thương phẩm mang lại hiệu quả cao A. lai giống và lai kinh tế . B. nhân giống thuần chủng và lai giống. C. lai kinh tế và lai gây thành . D. lai gây thành và nhân giống thuần chủng. Câu 17: Quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này vào cơ thể bò mẹ khác, phôi vẫn sống và phát triển tốt, tạo ra cơ thể mới và được sinh ra bình thường. A. Lai giống. B. Nhân giống thuần. C. Lai kinh tế. D. Cấy truyền phôi bò. Câu 18: Bò sữa Hà Lan là một trong giống cao sản. Tuy nhiên số lượng con giống này trong nước hiện đang rất ít, chu kỳ sinh sản của bò lại lâu. Theo em, chúng ta nên sử dụng phương pháp nào để vừa khai thác được tiềm năng của giống bò này, đồng thời gia tăng số lượng con giống trong thời gian ngắn để đáp ứng tiêu thụ sữa hiện nay. A. Nhân giống thuần chủng. B. Lai giống. C. Cấy truyền phôi. D. Lai gây thành. Câu 19: Công nghệ cấy truyền phôi nhằm tạo ra giống vật nuôi mới. Nhận định này có phù hợp hay không? A. Không tạo ra giống mới. B. Tạo ra giống mới. C. Mang đặc điểm của giống cho phôi và nhận phôi. D. Không mang đặc điểm của giống nào cả.

1 đáp án
12 lượt xem

Câu 11: Nội dung nào sau đây thuộc quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn. A. Quá trình phát triển mỗi cá thể phải trải qua những giai đoạn nhất định. B. Sinh trưởng, phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều. C. Quá trình trao đổi chất, hoạt động sinh lí diễn ra lúc tăng lúc giảm có tính chu kì. D. Sinh trưởng, phát dục diễn ra đồng thời theo giai đoạn có chu kì. Câu 12 : Theo dõi quá trình chăn nuôi lợn ở gia đình hoặc địa phương, theo em giai đoạn nào lợn tăng trọng lượng nhanh nhất. A. Phôi thai. B.Trưởng thành. C. Già cõi. D. Giai đoạn sinh sản. Câu 13: Vật nuôi có lúc sinh trưởng nhanh, phát dục chậm hoặc ngược lại, theo quy luật A. sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn B. sinh trưởng, phát dục không đồng đều. C. sinh trưởng, phát dục theo chu kỳ. D. sinh trưởng, phát dục đồng đều. Câu 14:Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, giai đoạn cá bột có đặc điểm A. cá chưa có cấu tạo hoàn chỉnh, chưa phân hóa rõ chức năng. B. cá có cấu tạo hoàn chỉnh, chưa phân hóa rõ chức năng. C. cá chưa có cấu tạo hoàn chỉnh, phân hóa rõ chức năng. D. cá cấu tạo hoàn chỉnh, phân hóa rõ chức năng. Câu 15:Các giai đoạn phát triển của gia súc gồm có: A. Thời kì bào thai B. Thời kì ấu trùng. C. Thời kì thai. D. Thời kì sơ sinh. Câu 17: Thể chất là….. bên trong cơ thể vật nuôi. A. Khối lượng. B. Chất lượng. C. Cấu trúc. D. Năng lượng. Câu 18: Đối tượng vật nuôi thường được áp dụng trong phương pháp chọn lọc cá thể là. A. Gà, chó, trâu. B. Vịt, lợn, heo. C. Mèo, bò, ngan. D. Trâu, bò, lợn. Câu 19: Chỉ tiêu sinh trưởng, phát dục nào có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường của vật nuôi? A. Ngoại hình B. Thể chất C. Sinh trưởng, phát dục D. Sức sản xuất. Câu 20: Sức sản xuất của vật nuôi có thể là A. khả năng tiêu tốn thức ăn B. tốc độ tăng khối lượng cơ thể. C. tốc độ phát triển hoàn thiện. D. khả năng sinh sản. Câu 21: Đối tượng của chọn lọc hàng loạt là...? A. Đại gia súc B. Đực giống C. Gia cầm mái D. Các loại vật nuôi Câu 22 : Người nông dân muốn chọn gà mái để giống , em hãy đề xuất phương pháp chọn lọc cho phù hợp : A. Chọn lọc tổ tiên. B. Chọn lọc cá thể. C. Chọn lọc hàng loạt. D. Kiểm tra đời sau.

1 đáp án
14 lượt xem