• Lớp Học
  • GDCD
  • Mới nhất

Hai người tên H và M xuất thân trong gia cảnh nghèo khó,hai người ngày ngày phải làm việc phu hồ rất nặng nhọc ,vất vả , nhưng hai người vợ đều đã mất, sống một mình. Một hôm,H nhận được cuộc gọi từ mẹ mình dưới quê lên báo con trai anh cần tiền đóng học . H không đủ tiền nên đành bán chiếc xe của mình để lấy tiền đóng học cho con . Khi đã có đủ tiền,H cùng M đi bộ quãng đường hơn 50 cây số để xuống dưới quê đưa tiền đóng học cho mẹ để đóng cho con . Nhưng đang đi thì bất chợt hai người gặp kẻ xấu móc túi lấy tiền . Hai người đuổi theo nhưng không kịp, hắn đã chạy mất . Hai người cố gắng tìm bằng được ra hắn . Bỗng nhiên hai người ghé qua một ngôi nhà nhỏ và nhìn vào trong nhà thì hắn lạy ơn và xin lỗi , hứa khi nào có tiền sẽ trả , hắn bảo hắn lấy tiền không phải vì mục đích xấu mà lấy trộm tiền để chữa chân cho con hắn . Hai người dưng dưng nước mắt xúc động và dặn hắn cứ đem số tiền đó mà đi chữa trị cho con mình đi . Hai người cảm thấy vui vì làm được việc có ích . Bất ngờ tin lan nhanh ra khắp vùng ,hai người đã là tấm gương sáng , họ đã được thưởng tiền và thế là H đã có tiền cho con . Theo em, ý nào sau đây là đúng nhất: A.H,M không có tính tự chủ B.H,M có tính tự chủ C.Cả H,M và tên trộm đều không có tính tự chủ D.Cả H,M và tên trộm đều có tính tự chủ.

2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
32 lượt xem

Câu 1 Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2 Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3 Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt Câu 5 Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước theo thứ tự nào sau đây? (1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường. (2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau. (3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng. (4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát. A. 2 – 3 – 1 – 4 B. 3 – 4 – 2 – 1 C. 2 – 1 – 3 – 4 D. 1 – 3 – 4 – 2 Câu 6 Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn? ​A. Nam và bạn của Nam. B. Nam và anh trai của Nam. C. Nam. D. Anh trai của Nam. Câu 7 Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông? ​A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông. B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ. C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác nhường đường. D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác. Câu 8 Theo em, quy định nào dưới đây là không đúng quy tắc tham gia giao thông? A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường. B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Câu 9 Biển báo nào dưới đây chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp? A. Biển 1. B. Biển 2 và 3. C. Biển 3. D. Biển 1 và 2. Câu 10 Biển báo nào dưới đây báo phía trước có chướng ngại vật, người điều khiển phương tiện cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo? ​A. Biển 1. B. Biển 1 và 2. C. Biển 3. D. Biển 2 và 3

1 đáp án
43 lượt xem
2 đáp án
23 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem

Câu 1. Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì? A.Tính đạo đức và tính kỉ luật. B.Tính Trung thực và thẳng thắn. C.Tính răn đe và giáo dục. D.Tính tuyên truyền và giáo dục. Câu 2. Để xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây? A. Tìm mọi cách kiếm thật nhiều tiền cho gia đình. B. Chỉ cần cố gắng học tập thật giỏi là đủ. C. Tham gia các trò chơi bạo lực để thể hiện bản lĩnh. D. Không làm điều gì tổn hại đến danh dự của gia đình. Câu 3. Câu tục ngữ nào sau đây nói lên lòng tự trọng? A. Giấy rách phải giữ lấy lề. B. Ăn ngay nói thẳng. C. Thật thà cha quỷ quái. D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 4. Sống khoan dung sẽ mang lại điều gì cho con người ? A. Xã hội sẽ trở nên giàu có. B. Sẽ không ai bị cầm tù hay bị xử phạt. C. Làm cho người có lỗi lầm dễ tái phạm. D. Góp phần hạn chế những xung đột. A. Giấy rách phải giữ lấy lề. B. Ăn ngay nói thẳng. C. Thật thà cha quỷ quái. D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 5. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? A. Khoan dung là nhu nhược. B. Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn. C. Khoan dung là không công bằng. D. Khoan dung là sẵn sàng bỏ qua tất cả mọi lỗi lầm cho người khác. Câu 6. Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ. C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ. D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ. Câu 7. H đã tốt nghiệp trường THCS. Gặp lại cô giáo cũ H gọi cô giáo là chị. Có người góp ý, H nói: “Chị ấy còn trẻ, vả lại gọi vậy nó mới thân mật!” Em có đồng ý với cách cư xử của H không ? Vì sao ? A. Đồng ý. Vì cô còn rất trẻ nên gọi vậy cho thân mật và gần gũi hơn. B. Đồng ý. Vì không còn học cô nữa nên mình gọi vậy cũng được. C. Không đồng ý.Tuy còn trẻ nhưng mình vẫn kính trọng vì cô đã từng dạy mình. D. Cả ba ý kiến trên đều đúng. Câu 8. H và T là bạn cùng lớp lại gần nhà, T bị bệnh phải nghỉ học một tuần. Hỏi: Việc làm nào của H là không đúng? A. Xin phép nghỉ học cho T. B. Mua thuốc cho T uống. C. Chép bài và giảng bài cho T hiểu. D. Làm bài kiểm tra giùm T. Câu 9. A là học sinh lớp 7B, hoàn cảnh gia đình A cũng khó khăn. Một hôm, nhà trường phát động phong trào “ Ngày vàng vì tình bạn” để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Hỏi: A nên làm gì trong tình huống này là đúng? A. Không tham gia vì nhà mình cũng khó khăn. B. Kêu bạn khác đóng góp . C. Ủng hộ nhưng yêu cầu phải giúp đỡ mình. D. Vui vẻ ủng hộ và vận động các bạn tham gia. Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện không tự tin? A. Không hoang mang dao động trước khó khăn. B. Khó chịu khi thấy người khác có thói khác mình. C. Lúng túng khi phát biểu trước đám đông. Giúp em ạ. Em cảm ơn và sẽ cho 5 sao

2 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem