yếu tố cơ bản nhất tác động đến sự phát triển của phong trào công nhân VN từ 1919-1930?
2 câu trả lời
a. Chuyển biến về kinh tế
- Nền kinh tế tư bản thực dân tiếp tục được mở rộng và trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam.
- Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến, song chỉ mang tính chất cục bộ; chủ yếu vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp.
b. Chuyển biến về giai cấp xã hội
– Sự phân hóa giai cấp xã hội Việt Nam diễn ra sâu sắc hơn.
+ Địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa thành ba bộ phận tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có ý thức chống đế quốc và tay sai. Bộ phận đại địa chủ thường được Pháp sử dụng trong bộ máy cai trị.
+ Giai cấp nông dân chiếm đại đa số trong xã hội Việt Nam (khoảng 90%), bị bị bần cùng hóa không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và tay sai rất gay gắt. Đây là một động lực của cách mạng.
+ Giai cấp tiểu tư sản gồm chủ xưởng, những người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh viên, trí thức… tăng nhanh về số lượng, có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
+ Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành hai bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc, trong đó tư sản dân tộc Việt Nam là lực lượng có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
+ Giai cấp công nhân ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhât, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa của Pôn Đume với số lượng khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tăng lên 22 vạn (1929). Công nhân Việt Nam bị thực dân và tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân, được kế thừa truyền thông yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành động lực mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
– Trình bày được những nét chính của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng tới Việt Nam (các nước tư bản thắng trận họp tại Véc-xai phân chia lại thế giới; bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế).
– Trình bày được Nội dung Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương, cùng với các chính sách về chính trị, văn hóa và giáo dục.
– Tóm tắt được sự biến đổi về mặt kinh tế và xã hội Việt Nam; phân tích được địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa; rút ra được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó.
– Trình bày được điều kiện lịch sử và các hoạt động tiêu biểu của phong trào yêu nước: Hoạt động của người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài (Trung Quốc và Pháp), những hoạt động của tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của công nhân.
– Nêu được những hoạt động và phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
– Trình bày được sự ra đời, hoạt động và vai trò của các tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.
– Phân tích được nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái.
– Trình bày được sự phát triển của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
– Trình bày được nguyên nhân và sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản năm 1929.
– Trình bày được hoàn cảnh lịch sử và nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Đảng.
– Phân tích được nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặc biệt làm rõ tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh.
– .Phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
– Phân biệt được các khái niệm: lý luận cách mạng giải phóng dân tộc; cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng thổ địa (trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương lĩnh chính trị tháng 10-1930); tự phát, tự giác (trong phong trào công nhân), lực lượng, động lực cách mạng.