ý nghĩa phê phán của bài hồn trương ba da hàng thịt?

2 câu trả lời

I. Dàn Ý Tư Tưởng Và Ý Nghĩa Phê Phán Trong Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt
 1. Mở bài

- Sơ lược về Lưu Quang Vũ và phong cách sáng tác.
- Giới thiệu Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

 

2. Thân bài

a. Những bi kịch của Trương Ba:

* Bi kịch bị tha hóa:

- Sơ lược về sự sống lại của Trương Ba trong xác hàng thịt.
- Dần bị những ham muốn phàm tục như uống thịt, ăn thịt, ham muốn xác thịt khi đứng cạnh vợ hàng thịt chi phối.
- Không còn thiết tha với thú chơi cờ bấy lâu.
- Bị cái xác vạch trần bằng những lý lẽ sắc bén, điều đó khiến cho Trương Ba vô cùng đau khổ và tuyệt vọng.

* Bi kịch bị từ chối:

- Vợ muốn bỏ nhà đi, cháu gái không nhận ông.
- Cô con dâu tuy thấu hiểu nhưng cũng buồn rầu khi thấy bố ngày một khác đi
=> Trương Ba thức tỉnh và muốn kết thúc bi kịch, ông chọn việc rời khỏi thế gian mãi mãi để được trở lại chính mình, để thoát khỏi sự chi phối của cái xác phàm tục.

b. Tư tưởng và ý nghĩa phê phán trong vở kịch:

* Thông điệp nhân văn:

- Sống làm người là điều rất quý giá, nhưng được sống làm chính mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có mình theo đuổi và muốn theo đuổi thì nó còn quý giá hơn, đáng trân trọng hơn nữa.
- Sự sống chỉ có ý nghĩa, thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống tự nhiên, chân thật với sự hài hòa cả về thể xác lẫn tâm hồn.
- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, đấu tranh với chính bản thân, với phần bản năng, phần "con", với những cám dỗ tầm thường, để ngày một hoàn thiện bản thân mình.

* Ý nghĩa phê phán:

- Phê phán sự tắc trách của một số con người khiến người khác phải gánh chịu hậu quả.
- Sự sửa chữa sai lầm có phần ích kỷ và cố chấp đã gián tiếp đem đến bi kịch cho người khác của Đế Thích.
- Phê phán những con người sống không biết đấu tranh, không muốn tự vươn lên để hoàn thiện nhân cách và phẩm giá của bản thân, mãi sống một cuộc đời mà tâm hồn dần bị chi phối bởi những mộng ước phàm tục, không có lý tưởng, không có ước mơ.

 

3. Kết bài

Tổng kết.
 

II. Bài Văn Mẫu Tư Tưởng Và Ý Nghĩa Phê Phán Trong Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt

Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch tài ba của nền văn học hiện đại Việt Nam. Tuy tham gia vào sáng tác nghệ thuật muộn và quãng đời cũng chỉ vỏn vẹn 40 năm thế nhưng ông đã để lại một số lượng các tác phẩm lớn, và thể loại đưa tên tuổi ông vụt sáng trên văn đàn Việt Nam chính là các tác phẩm kịch nói phản ánh những vấn đề nóng hổi của xã hội đương thời, của một đất nước đang trong quá trình đổi mới. Với tính nhân văn, tính hiện thực sâu sắc, gắn liền với đời sống con người, đời sống xã hội với các đề tài trải dài suốt từ vùng nông thôn đến thành thị từ quá khứ, chiến tranh, đến hiện tại, kinh tế, đổi mới,... vở kịch bào của Lưu Quang Vũ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và được được dựng trên nhiều sân khấu bởi các đạo diễn nổi tiếng. Và chốt lại kịch của Lưu Quang Vũ dù là nói về vấn đề nóng hổi nào, về đề tài nào thì cũng chỉ nằm trong hai chữ thiện và ác, thế nên kịch của ông vĩnh viễn có giá trị giáo dục, giá trị nhân văn muôn đời. Một trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ phải kể đến Hồn Trương Ba, da hàng thịt, không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc bù đắp sai trái của các đấng thánh thần với Trương Ba, mà Lưu Quang Vũ còn phát hiện và đưa vào kịch của mình một cái kết mới, biến nó thành bi kịch với những tư tưởng và ý nghĩa phê phán sâu sắc.

Trong tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhân vật Trương Ba đã phải gánh chịu những bi kịch "trời ơi" từ đâu giáng xuống đời mình. Cũng chỉ bởi sự sai sót của những kẻ bề trên là đại diện đó chính là Nam Tào khiến một người nổi tiếng hiền lành, tài hoa, khéo léo như Trương Ba phải chết oan ức, khiến gia đình ông phải đau khổ và đó chính là khởi đầu cho một loạt các bi kịch khác. Nam Tào vì muốn sửa sai còn Đế Thích thì vì tiếc thương cho một tài năng chơi cờ, tiếc thương cho ông bạn hợp ý mà gượng ép muốn cho Trương Ba được sống lại. Có thể rằng mục đích ban đầu của Đế Thích là nhân đạo là vì lòng tốt, thế nhưng cách làm của ông và Nam Tào lại sai lầm, dẫn đến sự đau khổ và bi kịch cho cả Trương Ba và những người xung quanh bao gồm cả gia đình Trương Ba và chị vợ của anh hàng thịt. Trương Ba sống lại trong xác hàng thịt là cú sốc đối với cả hai gia đình, tuy hạnh phúc chưa thấy đâu nhưng bản thân hồn Trương Ba đã phải khổ sở tranh đấu với các xác thô lỗ, cộc cằn của anh hàng thịt từng ngày. Và cứ mỗi ngày trôi qua đối với Trương Ba giờ đây chỉ toàn là đau khổ, ông lần lượt đối mặt với cách tấn bi kịch khác nhau, từ việc dần bị tha hóa bởi những ham muốn phàm tục của cái xác. Trương Ba dần trở nên ham uống rượu, ham ăn thịt, hờ hững với thú chơi cờ bấy lâu, thậm chí là có chút ham muốn xác thịt khi đứng cạnh vợ của hàng thịt, điều đó khiến ông vô cùng hoang mang và sợ hãi, đặc biệt đứng trước những lời tấn công, những lý lẽ sắc bén của cái xác thì Trương Ba lại càng trở nên yếu thế, đuối lý. Bởi lẽ những điều nó nói cũng chẳng phải sai, ông vô cùng xấu hổ và tuyệt vọng với sự tha hóa của bản thân. Tiếp nối bi kịch tha hóa, chính là cái bi kịch còn đớn đau hơn, ông phải gánh chịu cảm giác bị chính những người ông hằng thương yêu xa lánh. Người vợ kết tóc vì quá đau khổ mà đòi bỏ đi, đứa cháu gái thì sợ hãi, cho ông là đồ tể, cục súc không xứng đụng vào khu vườn của ông nó, chỉ duy có người con dâu là thấu hiểu nỗi đau khổ của ông, nhưng cũng chính cô đã làm Trương Ba hoàn toàn thông suốt và chấp nhận sự thật rằng bản thân ông đã bị cái xác tha hóa đến mức không còn là mình nữa rồi. Cuối cùng Trương Ba buộc phải ra quyết định, ông không thể sống tiếp cái kiếp ở bên trong một nẻo mà bên ngoài một đằng này nữa, phải có cách gì đó để thoát khỏi những bi kịch trái ngang mà ông và cả gia đình đang phải gánh chịu. Cuối cùng Trương Ba đã lựa chọn việc rời khỏi thế gian, để được hoàn toàn chết hẳn, để ông trở về làm Trương Ba của ngày xưa, một con người được mọi người yêu thương, chứ không phải một Trương Ba bị tha hóa bởi xác thịt phàm tục.

Như vậy từ những phân tích sơ bộ như trên ta thấy được rằng Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch chứa đựng những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc bao gồm cả thông điệp tốt đẹp mà Lưu Quang Vũ muốn truyền tải, đồng thời cũng đưa ra những lời phê phán sâu sắc về thái độ sống của con người trong thời buổi hiện tại. Trước hết ta nói về thông điệp nhân văn, nhân đạo mà tác giả gửi gắm trong đoạn kết của tác phẩm. Qua nhân vật Trương Ba, ta nhận ra được rằng được sống làm người là điều rất quý giá, nhưng được sống làm chính mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có mình theo đuổi và muốn theo đuổi thì nó còn quý giá hơn, đáng trân trọng hơn nữa. Sự sống chỉ có ý nghĩa, thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống tự nhiên, chân thật với sự hài hòa cả về thể xác lẫn tâm hồn. Trương Ba chỉ thực sự hạnh phúc, vui vẻ khi là một ông nông dân chất phác, hiền hậu, thích chơi cờ, thích uống trà, làm vườn, với dáng hình gầy gò, khéo léo chứ không phải là cuộc sống chẳng khác nào địa ngục trong thân xác của anh hàng thịt. Cuộc sống hồn một kiểu, xác một ý đã khiến Trương Ba quá đỗi đau khổ, ông không được sống như đúng bản ngã mà còn phải chiều cả cái "túi da" của mình, để rồi cuối cùng là bi kịch bị nó tha hóa, bị người thân từ chối. Cuộc sống ấy không phải là sống thực sự, hồn xác bất nhất thì Trương Ba nào con là Trương Ba nữa. Giá trị tư tưởng thứ hai mà Lưu Quang Vũ muốn truyền tải ấy là con người phải luôn luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, đấu tranh với chính bản thân, với phần bản năng, phần "con", với những cám dỗ tầm thường, để ngày một hoàn thiện bản thân mình. Giống như cái cách mà Trương Ba mạnh mẽ đấu tranh với cái xác hàng thịt, cái cách mà Trương Ba chấp nhận từ bỏ cuộc sống trần gian để được hoàn toàn biến mất khỏi cõi đời, để trở về với bản ngã của mình, trở về là Trương Ba trong ký ức của mọi người. Bên cạnh những thông điệp, những bài học về cuộc sống thì ở đây Lưu Quang Vũ còn ngầm phê phán một số những hiện tượng trong xã hội đương thời. Đó là sự tắc trách của một số những con người bề trên đã trực tiếp gây ra sự bất hạnh cho những người vô tội và gián tiếp gây ra đau khổ cho những con người khác. Thứ hai là sự sửa chữa lỗi lầm một cách chắp vá khi để hồn Trương Ba và xác hàng thịt, mặc dù là có ý tốt nhưng vô hình chung đó là một hành động không nên, thể hiện sự cố chấp của những con người tự cho mình cái quyền được định đoạt số phận của kẻ khác. Thậm chí Đế Thích còn muốn lần nữa phạm phải sai lầm khi định để cho Trương Ba lần nữa sống lại trong thân xác của một đứa trẻ là cu Tị, đó là sự u mê, chấp nhất không tỉnh ngộ trước những bi kịch của Trương Ba. Mà đôi lúc ta thấy rằng thực tế Đế Thích cũng kẻ ích kỷ, vì sợ vĩnh viễn mất đi một đối thủ chơi cờ hay mà sẵn sàng tạo ra những sự chắp vá sai lầm, cũng may rằng cuối cùng ông cũng tỉnh ngộ nhờ sự thông suốt của Trương Ba. Một nội dung phê phán thứ hai, rất quan trọng ấy là Lưu Quang Vũ đã ngầm phê phán, lên án những con người không chịu sống thực với bản thân mình, luôn vịn vào những lý do có vẻ là bất đắc dĩ để thỏa mãn những ham muốn tầm thường. Sống không biết đấu tranh, không muốn tự vươn lên để hoàn thiện nhân cách và phẩm giá của bản thân. Họ cứ mãi sống một cuộc đời mà tâm hồn dần bị chi phối bởi những mộng ước phàm tục, không có lý tưởng, không có ước mơ.

Kết lại, Hồn Trương Ba, da hàng thịt không hổ là tác phẩm kịch nói nhận được sự đón nhận nồng nhiệt nhất của Lưu Quang Vũ, dù đã qua nhiều năm thế nhưng nó vẫn còn nguyên những giá trị nhân văn, những giá trị phê phán sâu sắc. Cái kết của Lưu Quang Vũ tuy là bi kịch nhưng lại cũng là cái kết có hậu nhất và hợp lý nhất để truyền tải một thông điệp sâu sắc: "Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều trở nên kệch cỡm".

https://thuthuat.taimienphi.vn/tu-tuong-va-y-nghia-phe-phan-trong-hon-truong-ba-da-hang-thit-53913n.aspx
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12, để có thêm những hiểu biết về vở kịch này, bên cạnh bài Tư tưởng và ý nghĩa phê phán trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, các em học sinh có thể tham khảo thêm những Bài văn hay lớp 12 khác như: Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Tư tưởng và ý nghĩa phê phán trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Thông điệp Lưu Quang Vũ gửi đến người đọc qua đoạn trích Hồn Trương Ba- Da hàng thịt

- Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vởkịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ trước hết thể hiện ở sự phê phán một số tiêu biểu tiêu cực của lối sống đương thời, cần xác định rõ, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phê phán quan niệm sống và tình trạng sống như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, phải nắm được hai bình diện cơ bản của vở kịch:

+)Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.

+)Bi kịch của Trương Ba là bi kịch con người không được sống đúng là mình, sống thật với mình. Từ sự phê phán nói trên, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt gửi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm