Xin dàn ý bài văn kể lại ngày đầu tiên đi học.

2 câu trả lời

1. Trước ngày khai giảng

- Trước ngày khai giảng tôi còn vui chơi, nô đùa với lũ bạn trong xóm

- Mẹ tôi mua cặp sách, quần áo, bút vở cho tôi

- Tối sao tôi không thể ngủ, tôi cứ lại mân mê nhìn ngắm chiếc cặp mới và tưởng tượng cảnh ngày mai đến trường

- Sang tôi dậy thật sớm để chuẩn bị đi học, lòng tôi rất náo nức.

2. Trên đường đến trường

- Tôi cảm thấy như tôi đã lớn, không còn trẻ con như hôm qua

- Tôi mặc bộ quần áo mẹ mua thật chỉnh tề và đi bên mẹ, năm tay mẹ thật chắt

- Bầu trời sang hôm đó trong xanh, gió thổi nhẹ nhàng

- Hai bên đường hoa mọc um tùm, sao cảm thấy khác mọi khi, đẹp lạ thường

- Tôi đi cạnh những anh chị khóa trên, cảm thấy thật hạnh phúc

- Sao mọi cảnh vật thường ngày hôm nay lại đổi khác

3. Vào sân trường

- Trường to và rộng hơn nhiều so với trường mẫu giáo của tôi

- Sân trường nhộn nhịp và tấp nập người: người thì đi học, người thì đưa con đến trường,…

- Tiếng trống vang lên: tôi phải rời xa mẹ, sao việc đó thật khó kahwn nhường nào

- Thầy hiệu trường chào mừng năm học mới

- Thầy cô giáo chủ nhiệm dắt chúng tôi vào lớp

4. Vào lớp

- Chọn chỗ ngồi, đón tiết học đầu tiên trong cuộc đời

- Quan sát bạn bè, khung cảnh xung quanh

III. Kết bài

Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

Mở bài

Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.

Thân bài

Cảm xúc, tâm trạng của bạn trong đêm trước khi ngày mai đi học:

– Chộn rộn, háo hức đến lạ.

– Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,… sần sàng cho ngày mai đi học.

– Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.

– Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?

Trên đường đến trường

– Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.

– Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức tràn đầy niềm vui.

– Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm. Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm

– Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng có nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.

Khi tới trường

– Đứng trước cổng trường: Cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay… tôi như bị choáng ngợp.

– Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.

– Bước vào sân trường: Sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.

– Xếp hàng: Mẹ buông tay tôi và bảo tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự điều động của nhà trường.

– Cảm xúc của tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu víu lấy áo mẹ không rời,…

– Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.

Trong giờ học

– Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học. Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.

– Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.

– Phòng học đẹp là vì: Sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngăn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.

– Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.

– Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.

– Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!

Giờ ra về

– Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.

– Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.

– Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể nghe mọi việc.

– Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.

Kết bài

– Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.

– Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Tìm từ láy Ngoài những danh từ quen thuộc như Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…, trong tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ ngữ khác để chỉ về dịp lễ đầu xuân âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mỗi năm. Mỗi cụm danh từ này đều chuyên chở nhiều tâm tư nguyện vọng của những người trong cuộc. TẾT XƯA: thường sử dụng trong hoàn cảnh người nói (hoặc người viết) hoài niệm những vốn liếng văn hóa vàng son của truyền thống, những nét đẹp cổ truyền xuất sắc của quá khứ. Tết xưa cũng thường dùng khi chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc tri ân, tấm lòng trân trọng, niềm mong muốn gìn giữ bảo tồn và phát triển đối với các phong tục lễ hội của các bậc tiền nhân. TẾT NAY: là khái niệm được dùng trong không khí tươi vui, mang đượm màu sắc, hơi thở của nhịp sống đương đại. Có một thực tế là, tùy thuộc vào từng cá nhân, cứ mỗi chu kỳ sau vài năm, Tết nay lại trở thành… Tết xưa trong ký ức theo dòng chảy thời gian. Thế nên, Tết nay thường cũng kèm theo đó là tâm lý tiếc nuối “Tết nay không như Tết xưa”, với tâm trạng mong ước được trở về những tháng ngày yêu thương đong đầy ấm áp cũ. TẾT QUÊ: dùng để chỉ về hình ảnh đón xuân tại nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Tương tự như khái niệm Tết xưa, Tết quê luôn gắn với cảm xúc nhớ thương da diết về những kỷ niệm hồi ức. Tết quê có thể hiểu là Tết ở các vùng làng xóm, thôn bản khi chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc tại các khu vực thành thị. Song đôi lúc, ngay tại các đô thị phát triển sầm uất, mô hình Tết quê vẫn được tái hiện bởi các tổ chức hoạt động văn hóa hoặc các đơn vị doanh nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu vui mừng đón xuân của công chúng thành thị. Ngoài ra, Tết quê còn có thể hiểu là hình ảnh Tết tại quê nhà Việt Nam nếu chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. TẾT PHỐ: là hoàn cảnh đối ngược với Tết quê, dùng khi nói đến cảnh tượng đón xuân tại những nơi thành thị. Thường gắn với các hình ảnh của sự nhộn nhịp, tấp nập, lộng lẫy, diễm lệ, sang trọng, thế nên, khái niệm Tết phố không chỉ dừng lại ở việc biểu thị địa điểm đón Tết mà còn ẩn chứa các tầng nghĩa về thói quen, hành vi, tâm lý đón Tết của một nhóm người gắn bó với bối cảnh thị thành. TẾT XA NHÀ: là từ ngữ nặng trĩu tâm tư của những người con phải chịu cảnh đón chào Tết đến xuân về trong hoàn cảnh không thể trở về quê hương (có thể là cả nông thôn lẫn thành thị) hoặc không thể trở về sum họp cùng gia đình do phải trực ban ở cơ quan, nơi công tác đối với các ngành nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực như y tế, an ninh, báo chí, buôn bán… TẾT CHẬM: là một khái niệm liên quan đến một quan niệm/ quan điểm rộng hơn: sống chậm. Theo đó, khuyến khích mỗi người từ tốn cảm nhận cảm xúc của bản thân trong từng phút giây trôi qua. Vẫn đề cao phương châm “thời gian là vàng bạc” nhưng không phải là ra sức chạy đua với thời gian để hòng tìm kiếm công danh tiền bạc, mà là làm bạn thật sự với thời gian, cùng đi tìm hiểu đến tận cùng của niềm thấu hiểu về sự sống. Vậy nên, Tết chậm được hiểu là khoảng thời gian hân thưởng những ưu đãi của thiên nhiên đất trời đương rạo rực vào xuân, thay vì phải tất bật với những trói buộc đang vây bủa lấy lấy sự ngơi nghỉ của cả thể xác lẫn tâm hồn. TẾT TRỰC TUYẾN (TẾT ONLINE): cụm danh từ được sinh ra trong bối cảnh hiện đại của thời kỳ công nghệ. Khái niệm này một mặt vinh danh các ý nghĩa tích cực của sự phát triển hiện đại hóa, song mặt khác cũng có sắc thái ám chỉ mong muốn được trở lại khoảnh khắc quây quần bên nhau và đón mừng năm mới như Tết trực tiếp truyền thống: thắm thiết và giản dị. TẾT BÌNH THƯỜNG MỚI: có lẽ là cụm danh từ đặc biệt nhất trong những từ ngữ định danh khi nhắc đến Tết. Không chỉ phản ánh lịch sử thời đại trước cơn đại dịch toàn cầu hay đơn thuần chỉ là mang ý nghĩa khẩu hiệu hô hào tuyên truyền, khái niệm Tết bình thường mới còn được dùng để thiết lập, tạo dựng một nếp sống mới, khuyến khích người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đồng sức đồng lòng chung tay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hướng đến mục tiêu Tết an lành, Tết không dịch bệnh.

2 lượt xem
2 đáp án
4 giờ trước