xét về mục đích nói,câu thơ thứ hai trong bản nguyên tác ngắm trăng viết bằng chữ hán của tác phẩm thuộc kiểu câu j và việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần bộc lộ tâm trạng j của bác

2 câu trả lời

Hai câu thơ đầu trong bài thơ "Ngắm trăng" đã khắc họa hoàn cảnh ngắm trăng của Bác. Hai lần chữ vô (không có) xuất hiện lại gắn với chữ diệc đã khẳng định cái không có một cách rõ ràng: không rượu cũng không hoa. Câu thơ không phải có mục đích kể cái thiếu thốn, khó khăn, không miêu tả trần trụi hiện thực nhà tù mà thể hiện tâm thế của người tù – là một (trong hai) nguyên nhân tạo nên tâm trạng “nại nhược hà?” (biết làm thế nào) trong câu thứ hai. Bởi, “trước cảnh đẹp đêm nay” mà có rượu, có hoa thì đã không phải “nại nhược hà” (biết làm thế nào) – nghĩa là không phải bối rối, băn khoăn. Nhưng đó là sự bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ bởi trăng đẹp thế mà tiếc là không có hoa và rượu để thưởng trăng cho trọn vẹn. Nỗi băn khoăn cho thấy một tâm hồn thanh thản, yêu cái đẹp vượt lên gian khổ, khó khăn của ngục tù để mơ được thưởng trăng thật đầy đủ, trọn vẹn…

Chúc bạn học tốt!

Câu thơ thứ hai trong bản nguyên tác: Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Đây là câu nghi vấn

Tác dụng: câu thơ này dường như là một câu mà Bác tự hỏi chính bản thân mình khi đứng trước cảnh đẹp của đêm trăng. Từ đó, câu nghi vấn giúp góp phần thể hiện sự mê đắm, có phần xúc động của Bác dành cho vẻ đẹp của đêm trăng bên ngoài song sắt. Người dường như rung động và không thể không say đắm dành cho thiên nhiên ngoài kia. Nhờ vậy, tình yêu thiên nhiên của Bác được thể hiện sinh động và giàu sức gợi hình gợi cảm hơn.