viết về khí tượng thủy văn trong em ko chép mạng

2 câu trả lời

Có một câu nói được khá phổ biến thế này: “Con người đối xử với thiên nhiên như thế nào thì thiên nhiên sẽ đối xử với con người như thế ấy”. Mẹ thiên nhiên đã tạo ra và tặng cho con người một Trái Đất xanh tươi , xinh đẹp và nhờ có thời tiết, khí hậu mà chúng ta có thể dự đoán được thời tiết , xem mai nắng hay mưa , phục vụ cho đời sống nông nghiệp nhất là Việt Nam. Nhưng vì thế giới đang trên đà phát triển không ngừng, tạo ra những cơ hội mới thế nên nó đã đồng thời kéo theo không ít những thách thức cần phải trải qua .Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các nền kinh tế,sự xuất hiện tràn lan của các khu công nghiệp và số lượng ngày càng tăng lên của phương tiện giao thông , mặt trái của sự phát triển đang ngày càng đặt ra những thách thức khó giải quyết về môi trường đối với tất cả loài người trên địa cầu.Một số tác động của con người lên môi trường đã dẫn đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu và biến đổi khí hậu đang là vấn đề của cả thế giới , đó là thách thức lớn đối với loại người. Vậy biến đổi khí hậu là gì ? Diễn biến của nó như thế nào ?

Theo định nghĩa của Công ước Khung Liên Hợp Quốc , biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu , được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển , và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài , tác động của nhiều sinh vật trên trái đất . Nó có thể là hiện tượng không ngừng nóng lên của Trái Đất,sự dâng cao của mực nước biển do băng tan , sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển , chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên…
     Có thể nói biến đổi khí hậu chủ yếu là do con người gây ra. Con người đã chặt phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước , mất cân bằng hệ sinh thái , ít khí oxi nhưng nhiều khí cacbonic , ô nhiễm không khí; việc trồng cây không phù hợp ở chỗ ít nước khiến cây cối không sống được sẽ làm cho nguồn nước bị cạn kiệt và bị ô nhiễm vì sử dụng nước không đúng lúc , dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước ; xả rác bừa bãi cũng khiến cho ô nhiễm không khí,… . Ngoài ra có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên , hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao.

Hằng năm ở mỗi quốc gia có rất nhiều cảnh báo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu như tỉ lệ gia tăng dân số một cách khủng khiếp , dịch bệnh tràn lan , môi trường bị suy thoái trầm trọng. Về kinh tế: Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ Trái Đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát , tiêu phí nhiều tỉ đô la ; ngoài ra , để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang ; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể , nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết , chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ , và các căng thẳng về đường biên giới.

Đặc biệt với nước ta thì chúng ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên phải đón nhận rất nhiều cơn bão từ biển Đông , thời tiết cũng thay đổi theo mùa, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh,…. Có thể thấy trong những năm gần đây chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề này một cách cấp bách. Ở đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị thiếu nước ngọt thay vào đó là sự ngập mặn đang ngày càng lấn vào sâu trong đất liền. Có nhiều thiên tai xảy ra nhiều hơn như lũ lụt , lũ quét , cháy rừng... đã gây ra nhiều thiệt hại cho con người.Sự biến đổi khí hậu đã tạo thành một chuỗi hậu quả khôn lường trên tất cả các lĩnh vực , đời sống,kinh tế xã hội. Sau những trận mưa bão , lũ quét hay sóng thần động đất , những con số thiệt hại được công bố , đó là những con số lớn về thiệt hại cả người lẫn tài sản. Bởi con người sẽ phải mất công gây dựng lại cơ sở vật chất hạ tầng. Là người nông dân, họ phải đối mặt với sự mất mùa , dịch bệnh, cuộc sống khó càng khó hơn. Nền kinh tế,hay sự phát triển cũng bị kéo xuống theo...

Và để có thể đối mặt với biến đổi khí hậu thì các nhà khoa học chuyên về khí tượng thủy văn đã phải cố gắng rất nhiều. Vậy khí tượng thủy văn là gì? Các nhà khoa học lien quan đến khí tượng thủy văn phải làm gì?

Khí tượng thủy văn được ghép từ hai môn “khí tượng học” và “thủy văn”. Khí tượng học là một bộ môn khoa học về khí quyển… bao gồm rất nhiều vấn đề trong đó tiêu biểu và quan trọng chính là vấn đề thời tiết và khí hậu. Nó liên quan đến trạng thái vật lý , động lực và hóa học của khí quyển Trái đất ( và các hành tinh), và với sự tương tác giữa bầu khí quyển Trái Đất và bề mặt bên dưới. Còn thủy văn là khoa học bao gồm sự xuất hiện , phân phối , chuyển động và tính chất của nước trên Trái Đất và mối quan hệ của chúng với môi trường trong mỗi giai đoạn của chu trình thủy văn. Vậy ta có thể kết luận rằng ngành khí tượng thủy văn là ngành bao gồm giữa hai vấn đề tự nhiên quan trọng đó là thủy văn và khí quyển.  Các nhà khí tượng thủy văn phải áp dụng kiến thức khoa học và các nguyên tắc toán học để giải quyết các vấn đề liên quan đến nước trong xã hội trong thủy văn. Còn khí tượng thì các nhà khoa học thường là quan sát tình hình thời tiết , khí hậu ngày hôm đó có ảnh hưởng như thế nào đến một địa điểm nhất định.

Nhờ có công tác khí tượng thủy văn mà chúng ta có thể ứng phó,lường trước được các vấn đề liên quan đến thời tiết như : lũ lụt , hạn hán, ..... Điều này rất quan trọng đối với các nước có sự tác động lớn của thiên tai như Nhật Bản. Ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và của thế giới. Thế nên chúng ta cần xây dựng nhiều trạm khí tượng thủy văn và cũng là để cho chúng ta nắm được phần nào tránh được những thiệt hại mà do mưa , bão, lụ lụt , sạt lở gây ra. Nếu khi chúng ta nắm rõ được quy luật , biết được sự biến đổi của khí hậu thì chúng ta sẽ đưa ra được những biện pháp phòng chống kịp thời để giảm thiểu những thiệt hại về người và của cho nhân dân. Chúng ta cần nên tích cực theo dõi những thông tin dự báo thời tiết , những cảnh báo khí tượng thủy văn để kịp thời phòng chống. Không nên lơ là , hay chủ quan trước bất kì những hiện tượng khí tượng nào. Ngoài ra mỗi người trong chúng ta hãy tự cứu lấy mình bằng cách chung tay bảo vệ môi trường thông qua những hành động thiết thực: Không đốt phá rừng , khai thác khoáng sản một cách bừa bãi , gây huỷ hoại môi trường , làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu , mỡ , hóa chất độc hại , chất phóng xạ quá giới hạn cho phép , các chất thải , xác động vật , thực vật , vi khuẩn , siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước ; không chôn vùi , thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép ; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học , không gây chiến tranh ; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp có thể xảy đến bất cứ lúc nào và ai ai cũng phải cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng các buổi tuyên truyền về môi trường từ gia đình , nhà trường đến xã hội .Nhà nước phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm…Đặc biệt cần nâng cao ý thức cũng như kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên – lứa tuổi gánh vác trên mình trọng trách của đất nước trong tương lai không xa.
    Con người nên nhớ chỉ một hành động rất nhỏ của mình cũng có thể đẩy Trái Đất đi đến ngày tận thế. Đồng thời cả nhân loại phải cùng chung tay giải quyết biến đổi khí hậu – một vấn đề toàn cầu chứ không phải vấn đề của riêng quốc gia hay cá nhân nào khác. Hãy cùng nhau đóng góp bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta!
CHO MIK XIN 5 SAO VÀ CTLHN NHA

( Bài này mình đã từng làm nên gửi sớm, 100% không copy mạng )

Khí tượng thủy văn là ngành nghiên cứu về bầu khí quyển và ảnh hưởng của nó đối với nước. Đó là một nghiên cứu đã kéo dài hàng thế kỷ, nhưng đã thấy mức độ phổ biến ngày càng tăng trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh chóng của biến đổi khí hậu. Từ "khí tượng thủy văn" lần đầu tiên được đặt ra bởi nhà khoa học người Pháp Jean-Baptiste Pierre Antoine de Monet, Chevalier de Lamarck vào năm 1802. Ông sử dụng nó để mô tả "thiên thạch nước". Khí tượng thủy văn là sự kết hợp của hai từ: thủy văn, là ngành nghiên cứu nước trên Trái đất và khí tượng là ngành nghiên cứu các điều kiện thời tiết. Các nhà khí tượng thủy văn thường được yêu cầu để dự đoán những gì sẽ xảy ra với các hiện tượng mưa và lũ lụt. Khí tượng học là một nhánh của khoa học khí quyển nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong bầu khí quyển của Trái đất. Đây là một môn khoa học đa ngành liên quan đến khí tượng, vật lý và các ngành khoa học trái đất khác để cung cấp thông tin về trạng thái hiện tại của khí quyển và tương lai của nó. điều kiện thời tiết. Các nhà khí tượng thủy văn cũng nghiên cứu hàm lượng hơi nước trong không khí cũng như sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Khí tượng thủy văn là một lĩnh vực có lịch sử sâu rộng từ thời cổ đại khi con người lần đầu tiên nhận thấy sự thay đổi của các hình thái thời tiết. Thuật ngữ khí tượng thủy văn lần đầu tiên được sử dụng bởi một nhà khoa học người Nga tên là Alexander von Humboldt vào năm 1802. Khí tượng thủy văn là ngành nghiên cứu về bầu khí quyển và sự tương tác của nó với nước. Khí tượng thủy văn bao gồm hàm lượng nước trong khí quyển, lượng mưa, tuyết, băng, sương mù và các hiện tượng khác liên quan đến nước trong khí quyển. Thuật ngữ khí tượng thủy văn được đặt ra bởi Tiến sĩ Hermann Fuchs vào năm 1894 để mô tả một lĩnh vực khoa học khí quyển nghiên cứu sự tương tác giữa nước và không khí. Khí tượng thủy văn có nguồn gốc từ hai từ tiếng Hy Lạp: thủy văn (nước) và khí tượng (khí quyển). Khí tượng thủy văn là ngành nghiên cứu về bầu khí quyển và hàm lượng hơi nước của nó. khí quyển. Một số hiệu ứng này là: - Độ ẩm trong không khí do bốc hơi từ đại dương, hồ và các khối nước khác - Sự hình thành và lượng mưa, tuyết, mưa đá, mưa đá và sương mù - Sự phân bố sương trên thực vật hoặc các bề mặt khác Khí tượng thủy văn là ngành nghiên cứu về bầu khí quyển, các hiện tượng và ảnh hưởng của chúng lên bề mặt trái đất. Chu trình thủy văn là một trong những thành phần quan trọng nhất để hiểu về khí tượng thủy văn. Nó mô tả cách nước di chuyển qua các giai đoạn khác nhau trong khí quyển, đất liền và biển. Bài tiểu luận này sẽ thảo luận về việc khí tượng thủy văn bị ảnh hưởng như thế nào bởi các hoạt động của con người như phá rừng và ô nhiễm.