Viết văn về một tấm gương tốt mà em quen biết

2 câu trả lời

Đến bây giờ, dù hai đứa học hai trường khác nhau nhưng tôi vẫn đến nhà và chơi với Sinh. Tôi rất cảm phục Sinh vì những việc mà Sinh đã làm cho Mai -người hàng xóm và cũng là bạn học của tôi và Sinh hồi tiểu học.

Ngày ấy tôi lên lớp Năm. Lớp tôi học có nhiều bạn chuyển đến lắm, nên lớp không được đoàn kết. Giờ ra chơi, ai mới chuyển đến, không quen biết bạn thì phải chơi một mình, còn những người học lớp cũ thì có bạn cũ để chơi. Tôi chơi thân với Mai từ hồi học mẫu giáo. Hai đứa nhà đều gần nhau, bố mẹ lại là bạn thân nên tôi coi Mai như em. Gia đình hai nhà khá giả nên tôi và Mai được đi học thêm ở nhiều nơi và tham gia nhiều câu lạc bộ thể thao, văn hóa. Lúc nào hai đứa cũng liền với nhau. Trong số những bạn mới vào lớp có bạn tên là Sinh, vừa ở quê ra. Chắc vì hay đi chơi nên da bạn đen nhưng khỏe. Sinh lầm lì, ít giao tiếp nhưng học rất giỏi và có tài. Sinh biết đánh đàn oóc-gan. Cứ đến giờ hát là Sinh lên đánh đàn, lại hát mẫu cho cả lớp. Chúng tôi phục Sinh lắm. Một lần tôi và Mai ra HồTây chơi. Thấy nước mát, Mai đi xuống những bậc thang dưới hồ múc nước rửa tay. Mai cuối xuống bỗng trượt chân ngã. "Mai không biết bơi". Tôi nhớ ra. Tôi định trèo xuống, bơi cứu Mai thì chân tôi bị chuột rút. Tôi sợ quá, kêu to: "Cứu, cứu với, có người chết đuối". Chưa kêu hết câu, tôi thấy có bóng đen lao xuống nước. Tôi lết ra, Sinh, đúng cậu ấy. Sinh dìu Mai vào bờ. Mai ngất đi. Tôi phải hô hấp nhân tạo cho Mai và hét to: "Đi gọi bác sĩ". Sinh vù đi. Năm phút sau, bác sĩ đến... Mai nằm khóc, bốmẹMai cũng thế. Tôi ngồi nắm chặt tay Mai. Mẹ Mai dựa đầu vào vai bố Mai nấc lên từng tiếng rõ rệt. Bác sĩ đã cố hết sức, nhưng cánh tay phải của Mai đã vĩnh viễn không cử động được. Từ đó Mai lầm lì, mặc cảm với chính mình. Chỉ có tôi và Sinh - ân nhân của Mai -là có thểlại gần Mai. Làm sao Mai có thểđi học? Tôi hỏi Sinh, Sinh trảlời ngay: Tập viết lại bằng tay trái. Hằng ngày, dưới sựhướng dẫn của Sinh và góp ý của tôi, Mai phải tập viết. Năm tháng trôi mau, Mai phục hồi nhanh chóng và chẳng bao lâu đã thích ứng với hoàn cảnh. Tôi luôn bên Mai an ủi và Sinh luôn có mặt kịp thời, khi có kẻ nào chế giễu Mai hay trêu chọc hai chúng tôi. Mai vui dần lên, cười nhiều hơn và học vẫn giỏi như xưa. Cho đến cuối năm học, tôi và Sinh được nêu gương tốt toàn trường. Tất nhiên cả ba đứa đều là học sinh xuất sắc. Vài hôm sau đó, Sinh hớt hải chạy đến nhà Mai, vui mừng giơ tờ giấy vẫy vẫy, hét to: "Có tin mừng, Mai, Lan ơi!". Tôi giật giấy, đọc lướt nhanh và hét lên: "Mai ơi, Bác sĩ bảo nếu cố gắng luyện tập, tay phải của cậu sẽ cử động được đấy". Khỏi nói bạn cũng biết sự vui mừng của tôi và Mai, cả Sinh nữa. Tôi cảm ơn Sinh, cảm ơn bác sĩ là ba Sinh. Mai cố bóp tay, động tác đơn giản nhất. Rồi dần dà, Sinh cho Mai tập gập tay, cử động ngón tay và cuối cùng là cầm bút viết. Mai đã thành công.

Hiện tại, Mai đã hoàn tất bình phục. Bây giờ, tuy không học cùng Mai, Sinh nữa, nhưng tôi sẽ nhớ mãi kỷ niệm đẹp của ba đứa chúng tôi.

Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là 1 học sinhgiỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè. Tuấn là người mà cô và các bạn trông cậy nhất. Trong lớp, môn học nào Tuấn cũng phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều nhất. Bài làm của bạn ấy lúc nào cũng 9 với 10 điểm. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho các bạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạn học yếu. Có một lần, em để quên cả hộp bút ở nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy không nói cô và còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên hai đứa đã lén lúc thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục và cảm thấy mến bạn hơn. Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết 2 ngày. Em định gọi điện thoại nhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấn gọi: “Duy ơi! Bạn có nhà không? Mình đến thăm bạn đây!”. Không ngờ Tuấn đã tranh thủ làm hết bài ở nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp em nữa. Hôm ấy, em cảm động suýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em và Tuấn càng thân thiết và gắn bó hơn. Có một hôm, vào giờ ra chơi, em cùng Tuấn đang ngồi đọc truyện trên ghế đá, thì thấy một người bạn khác lớp bị té trước mặt, ngồi ôm chân đau đớn. Tuấn liền chạy tới đỡ bạn dậy, phủi quần áo cho bạn và hỏi: “Bạn có đau lắm không? Để mình giúp bạn”. Thế mà em vẫn ngồi trên ghế đá, cầm cuốn truyện, nhìn Tuấn. Tuấn quay lại chỗ ngồi, vậy mà không hề mở lời trách móc em mà vui vẻ cùng em

đọc tiếp cuốn truyện. Có lẽ Tuấn muốn giữ nguyên vẹn tình bạn giữa hai đứa. Trên lớp, bạn ấy còn hay trực nhật phụ các bạn. Vào những cuộc thi đua của khối năm, lớp em luôn đoạt giải nhất nhì là nhờ bạn. Cả lớp, ai cũng tự hào về Tuấn. Được cô giáo thương, các bạn trông cậy và tin tưởng như vậy mà Tuấn không tỏ ra tự cao, hóng hách, thật đáng khâm phục. Tuấn đúng là cháu ngoan của Bác Hồ. Em rất tự hào vì có 1 người bạn thân như Tuấn. Em thấy mình còn phải học hỏi thêm nhiều điều ở Tuấn. Qua những sự việc trên, em sẽ cố gắng phấn đấu để được như Tuấn, luôn có trong mắt của cô và các bạn, để được trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm