viết văn tả con đường

2 câu trả lời

$#Tham khảo $

Con đường đi học sương giăng 

Ngày ngày em bước tung tăng giữa đời 

Rộn ràng bao tiếng cười vui 

Khẽ trong làng gió rơi rơi bụi hồng 

Khi đọc những câu thơ của tác giả Thiên Ân . Tôi lại nhớ tới con đường đi học thân thuộc ngày nào . Nó như một người bạn đồng hành suốt quãng đường tới trường chứa chan nỗi buồn niềm vui của tuổi học trò . 

Trần Quang Khải chính là con đường tới trường của tôi . Cái tên ấy như gắn lền với tuổi học trò mà bạn học sinh ở đây ai ai cũng biết . Nó có từ rất lâu , khá ngắn và có những nét uốn cong mềm mại vô cùng sinh động . Xung quang là những ngôi nhà xếp cạnh nhau như những mô hình kì thú . Bên cạnh đó còn có các cửa hàng tiện lợi , nhà sách ,... được trang trí rất bắt mắt và khách hàng rất tin dùng . Đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi như chúng tôi . Những vườn hoa thơm ngát trải dài trên khắp con đường như một tấm thảm xanh khổng lồ . Không thể thiếu chính là những hàng cây bên phố . Nó trước kia còn non nớt bây giờ đã xanh um cao nhất . Dưới đó là những chiếc ghế đá giúp con người thư giãn cũng là chỗ chơi của cấc bạn học sinh tựa lưng đọc sách , che nắng , che mưa .

Lúc nào cũng vậy , không khí ở đây rất trong lành . Mặt đường láng rộng và thoáng đãng biết dường nào ! Vì các cô lao công đã ngày ngày quét rác bảo vệ môi trường tránh bị ô nhiễm làm sạch khu phố của người dân , đồng thời muốn nhắc nhở mọi người phải có ý thức hơn để khu phố mãi sạch sẽ . Mặt đường được sơn nhựa láng bóng , đen tuyền ở giữa vạch sơn trắng trên làn đường cho xe qua lại . Trên vỉa được lắp gạch mới đà sẫm giúp người dân đi bộ dễ dàng , thuận lợi . Chiếc xe trở hàng , xe máy ,... lại bon bon trên đường . Tiếng cười đùa , ca hát vui vẻ của học sinh trong xóm , với quần xanh áo trắng tươi mới . Trên lưng là những chiếc cặp vô cùng cùng xinh với hình thú rất vui nhộn nhưng đặc biệt chính là chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai để luôn luôn ghi nhớ công ơn của những người đã hi sinh vì tổ quốc , cống hiến cho đất nước . Những ông cụ , bà cụ đã về già cầm cây gậy dạo quanh khu phố , hít thở không khí trong lành . Chốc chốc , làn gió từ đâu tới thổi bay chiếc lá vàng rơi lả ta . Mùi  thơm của cỏ, hoa ,.. tạo nên hương thơm khó tả của thành phố quê tôi .

Con đường đã trở nên thân thuộc đối với tôi . Mỗi ngày đến trường là một ngày vui . Tuy chúng tôi sẽ xa nhau trong một thời gian nào đó . Nhưng trong nỗi nhớ ngày nào con đường đi học vốn bình dị sẽ không bao giờ phai . Tôi rất yêu con đường đi học của tôi .

                    $ # Chúc bạn học tốt (◍•ᴗ•◍)♡ ✧*。 tự làm 100%$ 

                                                          $@$ $We$ $are$ $one$

Bạn tham khảo nhé:

#No coppy

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
19 giờ trước