Viết văn gồm có 500 câu trở lên kể về những kỉ niệm sâu sắc về thầy/cô và mái trường mến yêu của bạn (ít nhất 500 từ)

2 câu trả lời

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ "học sinh" của bản thân mình.
Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với "thầy cô và mái trường" nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng "tôi" của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.
Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến "con dốc" vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,... Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa... Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.
"Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... "
Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, ..." Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy." Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. "Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa... Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy." Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, ... Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,... để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.
Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.

Hôm nay tôi trở về đây, mái trường thân yêu nơi quê cha đất tổ, một thời gắn bó tuổi thơ.Cảm giác cứ lâng lâng nghẹn ngào khó tả.Hàng cây Xà Cừ cao vút tỏa cành lá xum xuê che cả khoảng đất rộng của trường. Gió đưa cành lá vi vu như lời tâm sự, lời kể về những kỉ niệm mái trường.

  Khi tôi lớn lên đi học cấp 2 vào niên khóa 1980-1983.Trường tôi ngày ấy còn thiếu thốn lắm.Cả nhà trường chỉ có vỏn vẹn 2 phòng học tường xây mái ngói. Lớp C chúng tôi cùng nhiều lớp khác phải học phòng tranh tre nứa lá. Tôi nhớ như in cứ vào khoảng đầu năm học mới nhà trường kêu gọi phụ huynh làm trường. Mỗi học sinh 4 cái tranh , 1 cây tre còn ngày công thì phải làm xong phòng học. Phụ huynh rất phấn chấn tích cực đi đi lao động. Khung cảnh thật rộn ràng trên đường quê ngõ xóm, sân trường. Người chẻ tre, chẻ lạt, người dựng nhà, vui nhất là cánh trét phên đất, bùn té lấm lem.

  Còn bàn ghế thì phải nói, cái cao cái thấp, xộc xệch góp nhặt, chằng néo.Bảng đen có 2 chân hôm nào lớp không làm trực nhật quẹt cây chuối với than nhọ nồi là hôm đó trắng bệch. Thầy cô cứ đùa: “ Có em nào có than không cho thầy 1 cục…”.

  Tôi cứ nhớ như in thời tôi học hình ảnh của Thầy Cương hiệu trưởng. Thầy quê ở xã Đức La, thầy nổi tiếng là nghiêm, hễ có học trò nào nghịch ngợm là thầy cho ăn roi ngay. Tôi nhớ một lần chúng tôi bị ăn roi của thầy là do nghịch ở cổng trường. Cổng trường trời mưa trơn như đỗ mỡ. Mấy đứa chúng tôi đội mưa chơi trò trượt bùn, khi cuối đường trượt là phải bám vào cây xà cừ để khỏi ngã ( Cây xà cừ đã lớn 2 người ôm không xuể mà hồi đố mới chỉ bằng bắp tay), cây ngã nghiêng. Thầy bắt chúng tôi cho mỗi đứa ba roi nhớ đời. Nhưng Thầy cũng rất quan tâm đến lớp, đến trường và có tình thương yêu học trò hết mực.Nhà thầy ở xa, cách trở đi về nhiều hôm thầy phải ở lại trường.Thầy thường đi thực tế, mấy đứa lười học ban đêm là thầy biết. Đáng nhớ nhất là một lần thầy vào xóm bắt gặp hai bà hang xóm đang chửi nhau, văng ra lời tục tỉu. Thầy nói: “ Các bà làm hư học trò của Tôi, chửi thế học trò nó bắt chước hư mất” . Hai bà nghe lời khuyên chân tình hạ hỏa.

  Thầy cô thời đó do hoàn cảnh đất nước khó khăn nên vất vả lắm. Gạo lương tem phiếu thời bao cấp, các thầy cô phải đi mượn ruộng, vỡ hoang để cấy lúa trồng khoai vất vả vô cùng mong kiếm thêmthu nhập nuôi sống gia đình. Kinh tế thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, học sinh đông có lớp45- 47 em. Nhưng ở thầy cô nào cũng rất nhiệt tình giảng dạy, yêu thương trách nhiệm với học trò. Hình ảnh thầy cô thân yêu luôn để lại trong tôi bao hoài niệm như Thầy Cương, thầy San, thầy Thịnh, cô Đào Vân, cô Đào Hải, cô Cô Thành, Cô Ngân, cô Liên, Thầy Dũng, thầy Ngọc…. Tôi học đều các môn học, riêng môn văn thường cô phê là nghèo ý. Tôi nhớ mãi tiết học Tập làm văn cô nhắc đi nhắc lại” Chữ đầu câu phải lùi vào một chữ”. Tôi nhớ như in giờ học môn Hóa cô Đào Hải khi cho Natri tác dụng với nước, phản ứng tỏa nhiệt, Natri cứ xoay vòng vèo trong cốc thí nghiệm thích ghê. Cốc nước nóng lên bọn tôi cứ nhao nhao: “ Thưa cô cho em sờ cái”- vui quá.

  Hồi đó hàng năm khoảng Tết nguyên đán xong, trường tôi lại háo hức đón các đoàn thực tập sinh.Thầy cô trẻ măng, bạn nào cũng thích.Nhiều tiết dạy chúng tôi làm ồn, ỏng ẻo, cô dỗ không được bật khóc nhưng giờ ra chơi cả bọn lại xúm xít bên cô. Chúng tôi được cô dạy cho mấy bài hát đến bây giờ vẫn thục bóc, đó là bài: “ Em vẽ quê hương”, “ Em yêu chiếc khăn quàng đỏ” Thỉnh thoảng tôi vẫn nghêu ngao một mình.

  Vui hơn cả là những đêm đi trực trường. Hồi ấy, nhà trường hàng rào tre, cổng trường cũng bằng tre, lớp học không có cửa, tạm bợ.Sợ mất bàn ghế nên lớp nào cũng thay nhau trực đêm. Được cô giáo phân công bọn con trai cứ nhao nhao, thưa cô cho em đi với. Được phân công thế là đứa nào đứa nấy ở nhà nấu cơm ăn sớm lắm 5h chiều là í ới lục tục kéo nhau đến trường. Ôi rồi, bao trò nghịch ngợm quỷ sứ . Đuổi nhau, vào xóm trộm quả, đánh trò trốn tìm, tàu bay, đánh bi, đánh đáo..Đứa đưa chăn, đứa đưa chiếu, đứa đưa đèn dầu hỏa. Rồi màn đêm buông xuống cả bọn tổ chức học bài, đứa này một câu, đứa kia một câu tranh luận sôi nổi lắm. Cả bọn xếp bàn ghế làm giường, cái cao, cái thấp khập khiểng, ngủ dậy đau cả lưng. Ngủ không màn,chăn trùm kín đầu, bầy muỗi đói vo ve. Sáng dậy đứa nấy mặt mày nhem nhuốc, có đứa nốt muỗi cắn tấy đỏ.Thu dọn bàn ghế về chổ cũ, xếp chăn chiếu ra về chuẩn bị cho buổi học mới. Bây giờ nghỉ lại tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo lại nghỉ đến câu nói “ Bao giờ cho đến ngày xưa”.

  Tốt nghiệp cấp 2 ( Lớp 7 nay là lớp 9) bọn tôi thi vào cấp 3. Học với nhau đứa cùng lớp, đứa khác lớp nhưng đi chung về cùng, vẫn mi tau là chuyện bình thường.

  Tạm biệt mái trường cấp 3 bọn chúng tôi “ Mỗi người mỗi ngã”, ngày hội lớp hội khóa mới gặp lại nhau, vẫn hàn huyên bao chuyện thủa hàn vi.

  Tôi theo nghề dạy học, công tác tại vùng núi Vụ Quang. Ba đứa em tôi lớn lên đi học trường nhà, rồi theo nghề bố mẹ và anh nó. Bố mẹ tôi giảng dạy tại trường Nguyễn Biểu đến tuổi về hưu.

  Đi công tác xa nhà lòng mong có ngày trở về giảng dạy nơi mái trường quê hương.Cũng là cơ duyên với mái trường.Năm học 2013- 2014 tôi được cấp trên điều động về giảng dạy trường nhà.Cảnh vật bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Nhà cao tầng mấy dãy, sân chơi bãi tập thênh thang, học trò của 4 xã về đây theo học đông lắm. Hàng cây Xà cừ năm nao bằng bắp tay, bắp chân nay thành cây cổ thụ, cành lá xum xuê, rễ to khỏe lắm bám chặt vào đất.

  Năm tháng cứ trôi đi thật nhanh, dòng thời gian cứ chảy, bao thế hệ học trò bỡ ngỡ bước bào trường rồi lưu luyến chia tay. Thầy cô vần miệt mài, tận tâm tận lực vững tay chèo, dìu dắt bao thế hệ học trò dẫu muôn vàn khó khăn gian khó, để mãi mãi cho cây đời xanh tươi, đỏ thắm. Hàng cây hùng dũng hiên ngang trong gió mưa bảo tố,vẫn vi vu lá cành tỏa bóng rợp sân trường.

  Thầy cô giáo cũ người còn, người mất, bạn bè tôi muôn nẻo đường đời… ngày kỉ niệm 70 năm chắc về đông đủ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm