Viết Văn Cảm nhận về nhân vật bà cụ tứ trong đoạn trích: " Bà lão cúi đầu nín lặng ......nước mắt chảy xuống ròng ròng."để làm nổi bat vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn nghèo khổ này.

1 câu trả lời

I,MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

         Nêu giới hạn đoạn trích và VĐNL

 Kim Lân là 1 trong những cây bút truyện ngắn xuất ắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Hầu hết những trang viết của ông có giá trị về đề tài nông thôn và người nông dân. Kim Lân đã mở cho mình 1 lối đi riêng khi khai thác mảng đề tài quen thuộc này. 'Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân. Trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, đặc biệt là qua đoạn '' Bà lão cúi đầu nín lặng...nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng''.

II, TB

 1. Giới thiệu chung

 - HCST "Vợ nhặt": VN là sáng tác xuất sắc nhất của KL in trong tập "Con chó xấu xí"-1962. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau CMT8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, ông dựa vào 1 phần cốt truỵen cũ để viết truyện ngắn này. 

 2, Phân tích 

  a, Nhân vật bà cụ Tứ 

   *Khái quát: Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo, lam lũ nhưng có tấm lòng nhân hậu. Điều này được thể hiện thông qua việc nhà văn Kim Lân đặt nhân vật vào một tình huống: trong nạn đói bỗng dưng Tràng đưa một người phụ nữ lạ mặt về nhà.
  * Phân tích:

    - Buồn , tủi vì xót thương cho số kiếp con trai mình, thương con dâu.

     + Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn lên làm nổi , những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.

     + Lo lắng cho con: Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u lo quá “ bà cụ nghẹn lời nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng

-> Không hề phản đối cuộc hôn nhân chớp nhoáng của Tràng, thậm chí bà đã ngầm chấp nhận thị làm con dâu, cái khiến bà trăn trở chỉ là gia cảnh khốn khó, bà sợ con khổ, rồi làm khổ cả người khác nữa. Bà biết ơn thị, thấu hiểu cho hoàn cảnh của thị, cũng ý thức rõ được hoàn cảnh của con mình, thế nên bà chọn cách tác hợp, với hy vọng về một mối lương duyên tốt đẹp cho con trai

=>Tấm lòng bà mẹ bao la như biển cả. 

3, Đánh giá chung

-Nghệ thuật

III,KB: Khẳng định lại vấn đề 

*bài làm

Kim Lân là 1 trong những cây bút truyện ngắn xuất ắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Hầu hết những trang viết của ông có giá trị về đề tài nông thôn và người nông dân. Kim Lân đã mở cho mình 1 lối đi riêng khi khai thác mảng đề tài quen thuộc này. 'Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân. Trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, đặc biệt là qua đoạn '' Bà lão cúi đầu nín lặng...nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng''.

VN là sáng tác xuất sắc nhất của KL in trong tập "Con chó xấu xí"-1962. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau CMT8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, ông dựa vào 1 phần cốt truỵen cũ để viết truyện ngắn này. 

Nói về bà cụ Tứ, là người phụ nữ sinh ra và lớn lên trong buổi đất nước có nhiều biến chuyển, thực dân Pháp xâm lược, chế độ phong kiến tàn lụi thối nát, đặc biệt nhất là đến thuở gần đất xa trời cứ ngỡ là sẽ được an hưởng tuổi già thì phát xít Nhật lại đem đến cái nạn đói khủng khiếp, hành hạ con người ta đến độ khốn khổ. Bà lão là người nghèo khó, chồng cụ có lẽ đã chết từ lâu, vì nạn đói, bệnh tật hay phu dịch gì đó, một mình bà vất vả nuôi lớn Tràng. Đến lúc Tràng có vợ, cũng là lúc tâm trạng cũng như vẻ đẹp tâm hồn  bà cụ Tứ một lần nữa được khăc sâu. 

Con trai có vợ bà vui một nhưng buồn mười, trước cái cảnh đói kém, mạng người như rơm rác, cứ lâu lâu lại có một ai đó ngã xuống vì đói thì cái bà lo nhiều nhất là "biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không". Như vậy có thể thấy rằng, bà cụ Tứ không hề phản đối cuộc hôn nhân chớp nhoáng của Tràng, thậm chí bà đã ngầm chấp nhận thị làm con dâu, cái khiến bà trăn trở chỉ là gia cảnh khốn khó, bà sợ con khổ, rồi làm khổ cả người khác nữa. Một người mẹ thương con và thấu hiểu lẽ đời là vậy. Và sự thấu suốt ấy còn thể hiện rõ ràng thông qua phân cảnh bà nhìn thị mà nghĩ ngợi "Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mấy lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Thôi bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con...Chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?". Thật tình chẳng mấy người mẹ có thể nghĩ được như bà cụ Tứ, cứ nhìn cái cảnh rách rưới, lại theo không về làm vợ người ta của thị không khéo chắc chẳng ai muốn nhận. Nhưng cụ Tứ lại khác, bà thậm chí biết ơn thị, thấu hiểu cho hoàn cảnh của thị, cũng ý thức rõ được hoàn cảnh của con mình, thế nên bà chọn cách tác hợp, với hy vọng về một mối lương duyên tốt đẹp cho con trai. Bởi lẽ, ngăn cấm chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí khiến cả con trai lẫn thị khổ sở.

Bà cụ Tứ trong Vợ nhặt  nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh đói nghèo, thế nhưng trong bóng tối của đói nghèo, trong nghịch cảnh của số phận ở họ vẫn tỏa sáng những phẩm chất sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm