viết nghị luận về : quan niệm của james george frazer về vấn đề khởi nguồn tôn giáo mình cảm ơn nhiều

1 câu trả lời

1.     Cách phân loại dựa vào quá trình phát triển của các tôn giáo qua các giai đoạn khác nhau để rồi chia thành 13 hệ thống tôn giáo nối tiếp nhau (Vônnay, 1971)[1]; hoặc thành 3 giai đoạn lớn (bái vật giáo, đa thần luận và nhất thần luận/ Oguytsto Conto 1910[2]); bảy giai đoạn (vô thần luận, bái vật giáo, tô tem giáo, Saman giáo, ngẫu tượng giáo, các thần là tạo vật siêu nhiên, các thần là bản chất nhân từ/ Dgion Lioboc[3]). Quan điểm này cũng được các học giả như Tomaxow A helixow (1940) phát triển thêm thành “tôn giáo trình độ thấp” và “tôn giáo trình độ cao”…

2.     Cách phân loại thứ 2 căn cứ vào đặc trưng của chúng để phân thành” tôn giáo tự nhiên” và “tôn giáo đạo đức” (Tile)[4] trong đó các loại hình như: Phật giáo, Islam giáo, Khổng giáo, Cơ đốc giáo đều thuộc loại thứ 2 (tôn giáo đạo đức)

3.     Cách phân loại thứ 3 lại căn cứ vào sự có mặt nhiều hay ít các đối tượng tối linh để phân thành “Nhất thần giáo” và “Đa thần giáo”

4.     Cách phân loại thứ tư lại chia tôn giáo theo đặc trưng tộc người: tôn giáo của người Ariăng; người Xêmit; người Tưran (Mac Muyle 1878); sau này hai học giả Thụy Điển lại phân chia tôn giáo theo đặc trưng địa dư – ngôn ngữ các tôn giáo mà thành “ tôn giáo của các nền văn minh có chữ viết Cận đông” , tôn giáo “của các nền văn minh Ấn Âu” , “ của các nền văn minh có chữ viết Viễn Đông” và “ của các nền văn minh không có chữ viết”[5]. Ngoài ra còn có cách phân chia khác như  “tôn giáo một yếu tố” và “tôn giáo hai yếu tố” (Parrisch, 1941[6]) .v.v…

Như vậy, để thấy rằng có rất nhiều cách phân loại khác nhau về các loại hình tôn giáo, nhưng có một quan niệm chung nhất giữa các học giả nước ngoài là cho dù phân loại theo cách nào và xếp chúng vào đâu, thì các loại hình này (từ các hình thức như bái vật giáo, tô tem giáo hay những hiện tượng riêng biệt như Phật giáo, Cơ đốc giáo…) đều được vẫn được gọi bằng một khái niệm duy nhất: tôn giáo (Religion), khái niệm belive/belief nếu có được dùng trong các phân tích này đều chỉ niềm tin tôn giáo và tuyệt nhiên không sử dụng khái niệm tín ngưỡng.

·         Về mặt khái niệm:

Thuật ngữ “tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ religio, là tiếng La tinh có nghĩa là “quyền năng” mà con người có niềm tin và lòng mộ đạo hướng tới (Nguyễn thị Hiền. 2008); Sau này Religio lại mang nghĩa nhà thờ (với một cộng đồng con chiên theo đức chúa, trong đó quan hệ thành viên cộng đồng này chi phối tất cả đời sống của họ) và như vậy thì nó được hiểu như là một dạng thiết chế xã hội tách biệt. Đến khoảng thời kỳ trung cổ (từ thế kỷ V – XV) ở Châu Âu thuật ngữ Religio lại mang nghĩa là Tu viện (ám chỉ cuộc sống của các ni cô, thầy tăng). Như vậy thì thuật ngữ Religio ban đầu không hề có quan điểm phù hợp với quan điểm hiện đại về tôn giáo (Kendall, 2007; Tambiah, 1990).

Quá trình thuật ngữ Religio đi vào các quốc gia và được hiểu/ phiên dịch thành/ là “tôn giáo” theo như cách hiểu hiện nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau
 Đặng Nghiêm Vạn lại cho rằng “thuật ngữ religion xuất phát từ tiếng Latinh là legere, relegere có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên”[7]. Sau khi đạo Kitô xuất hiện, thuật ngữ “religion” được dùng để chỉ riêng cho đạo Kitô. Đến thế kỷ XVI, cùng với sự ra đời và phát triển của đạo Tin Lành thì “trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu, thuật ngữ “religion” mới trở thành một thuật ngữ chung dùng để chỉ hai tôn giáo”[8] là Công giáo và Tin lành. Về sau, với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra ngoài châu Âu, thuật ngữ “religion” được dùng để chỉ cho mọi hình thức tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới.

 Kendall và Tambiah lại cho rằng đến thời khai sáng (XVIII) tư tưởng châu Âu liên quan đến những kiến thức có hệ thống, sự cố gắng hệ thống hóa tri thức về thế giới tự nhiên và tinh thần vì vậy thuật ngữ “religion” được xác định như một hệ thống giáo lý gồm những ý tưởng mà những người theo đạo tin vào. Đặc trưng của thời kỳ này là những văn bản, sách giáo lý có giá trị hơn hành động, thực hành nghi lễ. Những khía cạnh vật chất như đồ cúng lễ, tranh, tượng thánh và những nơi thờ tự linh thiêng không được chú trọng (Kendall, 2007; Tambiah 1990). Đến thế kỷ XIX các nhà nghiên cứu tôn giáo đối đầu với những thực hành tôn giáo ngoài phương Tây như Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo, Hin đu giáo được cho là những hệ thống giáo lý khác biệt lý giải duy lý về nhân sinh quan và bản chất của vũ trụ. “Tôn giáo thế giới” lúc này được cho là gắn liền với những truyền thống về văn bản và coi những tôn giáo này quan trọng hơn những tôn giáo không có hệ thống giáo lý. Các hành động mộ đạo, nghi lễ và những trải nghiệm về cái thiêng đứng hàng thứ yếu (Kendall, 2007).

Thực tế này cho thấy, “tôn giáo/religio” ban đầu là khái niệm chỉ quyền năng tối thượng (tức đối tượng thiêng); sau này nó dung chứa thêm nội hàm nhà thờ (và cả cộng đồng giáo hội) cho đến XIIX các quan niệm về tôn giáo mới bao gồm hệ thống giáo lý). Như vậy, quá trình biến đổi của thuật ngữ religio cộng với nhận thức về nó qua các giai đoạn khác nhau mà làm thành nội hàm của tôn giáo gồm: Thực thể thiêng; đức tin, nhà thờ, cộng đồng đức tin và giáo lý. Quan điểm này lại có những thay đổi khi có sự tiếp xúc với các nền văn minh ngoài châu Âu, nhiều nhà khoa học phương Tây nhận ra rằng nếu áp dụng những hiểu biết về “tôn giáo” được gọi là “religion” như của châu Âu để nhận diện và tìm hiểu các hình thức tôn giáo ở những xã hội khác là không chính xác. Phải có những học thuyết để lý giải chung cho mọi hình thức tôn giáo, dù xuất hiện ở đâu, vào bất cứ thời điểm nào. Quá trình trở về nguồn, tìm hiểu bản chất đích thực của tôn giáo lại dấy lên. Nhiều nhà khoa học truy nguyên về yếu tố cơ bản nhất của mọi hình thức tôn giáo, đó chính là niềm tin vào đấng tối linh hay rõ hơn là niềm tin tôn giáo (religious belief, croyance religieuse) được đem ra mổ xẻ và coi như là một yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một tôn giáo.

Tất cả các luồng quan điểm này đều du nhập vào Việt Nam qua các con đường/ kênh học thuật khác nhau vì thế không tránh khỏi sự thiếu thống nhất về phương diện học thuật. Số phận của các loại hình tôn giáo được coi/ gọi/ dán nhãn cho là tín ngưỡng khá “thăng trầm”. Trong giới nghiên cứu thì nghiêng về quan niệm coi đây là một loại hình tiền tôn giáo/tín ngưỡng (Nguyễn Duy Hinh, 2007); là tôn giáo bản địa – Đạo (Đặng Nghiêm Vạn; Ngô Đức Thịnh). Trong khi đó các nhà quản lý thì lại mặc định coi đó là tín ngưỡng (dù không làm rõ nội hàm). Cố nhiên, Phật giáo, Công giáo, Islam giáo và Tin lành ở VN nghiễm nhiên được coi là/ gọi là tôn giáo/ tôn giáo lớn. Ngược lại các loại hình khác không hội đủ các điều kiện (Thực thể thiêng; đức tin, nhà thờ, cộng đồng đức tin và giáo lý) đều được xếp vào loại hình tín ngưỡng.
Tín  ngưỡng theo tiếng Pháp là croyance với nghĩa “sự tin, tín ngưỡng, (cũ) uy tín”[9], dịch theo tiếng Anh là belief với nghĩa danh từ là: “lòng tin, niềm tin, sự tin tưởng, tín ngưỡng”[10]. Thuật ngữ  Freedom of belief được dịch là tự do tín ngưỡng[11]. Ở Việt Nam từ tín ngưỡng mà ta quen sử dụng là một từ Hán Việt. Theo Từ nguyên thì tín ngưỡng được giải thích là “tín phục tôn kính”[12]Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa “Tín ngưỡng: lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”[13]. Như vậy, bản thân từ tín ngưỡng theo các từ điển thì bao hàm niềm tin nói chung, niềm tin tôn giáo nói riêng.
          Đó là những định nghĩa về nội hàm tín ngưỡng ở các từ điển thông dụng. Còn trên phương diện học thuật nghiên cứu ở VN, thuật ngữ tín ngưỡng vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Ở phương Tây, vấn đề có vẻ rõ ràng hơn, như nhận xét của Đặng Nghiêm Vạn: “khi ta nói tín ngưỡng, người Châu Âu hiểu đó là niềm tin nói chung (belief, believes (Anh), verôvanhie (Nga) hay croyance religieuse (Pháp)…). Có thể hiểu belief… là tín ngưỡng và cũng là tôn giáo, nên khi nói tự do tín ngưỡng thường được dịch ra tiếng Pháp là liberté de la religion (tự do tôn giáo)”[14]. Như vậy, tín ngưỡng hiểu ở phương Tây trong nghiên cứu tôn giáo học chỉ niềm tin tôn giáo. Các khái niệm Vật linh giáo, bái vật giáo, ma thuật, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo sơ khai… thường được người phương Tây sử dụng để ám chỉ các loại hình tôn giáo khác ngoài Châu Âu.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm