Viết một đoan văn từ 8 đến 10 dòng giới thiệu những nét khái quát về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc

2 câu trả lời

Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở tỉnh Hà Nam.Ông được biết đến là đại diện xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực  trước năm 1945.Với hơn hai chục truyện ngắn về nông dân,Nam Cao đã dựng nên bức tranh thực về nông thôn Việt Nam bần cùng, thê thảm những năm 1940-1945 và xứng đáng được coi là nhà văn của nông dân. Nhà văn thường đi vào cuộc sống những kẻ cùng khổ, thấp cổ bé họng, bị ức hiếp nhiều nhất, càng hiền lành nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, phũ phàng.Đặc biệt đi sâu vào nỗi khổ của tâm hồn bị đày đọa,nhân phẩm bị xúc phạm và đã khẳng định mạnh mẽ bản chất đẹp đẽ của họ ngay cả khi họ bị vùi dập  . Truyện ngắn  " Lão Hạc" là một tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút của Nam Cao. Tác phẩm đã thể hiện một cách giản dị, chân thực và cảm động về cuộc đời một lão nông trong hoàn cảnh éo le. Qua đó, ta thấy được số phận bất hạnh cũng như phẩm chất cao đẹp cùng tình yêu thương con sâu đậm của lão nông ấy.

Bạn tham khảo đoạn văn sau nhé:

Nam Cao là một trong số những nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 - 1945. Tên thật của ông là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 và mất năm 1951, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Sinh thời, đối với văn chương nghệ thuật, Nam Cao luôn trăn trở làm sao để "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai sáng tạo". Đặc sắc trong tác phẩm của ông đến từ lối phân tích tâm lí nhân vật vô cùng sâu sắc, tỉ mỉ. Ai đã từng đọc qua những tác phẩm của ông hẳn là không thôi ám ảnh, day dứt về số phận của những Chí Phèo, Lang Rận, nhà văn Hộ,....

Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao cũng là một trường hợp như thế. Thông qua số phận và cái chết đầy thương tâm của Lão Hạc, Nam Cao muốn thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo trước số phận của những người nông dân nghèo khổ trước cách mạng tháng tám. Họ thà chết chứ nhất định không chịu mang tiếng nhục, hay làm những việc trái với lương tâm của mình. Đồng thời cũng lên án xã hội phong kiến bất công, thối nát đẩy những người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc vào đường cùng phải tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
0 đáp án
1 giờ trước