Viết một đoạn văn khoảng 12 câu mô hình Tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm tưởng người tù cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (Gạch chân, chú thích rõ)

2 câu trả lời

Nơi hầm tối là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam” Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần. Vườn răm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy: “Khi con tu hú gọi bầy” Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. 

Tiếng chim tu hú gọi bầy mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu là thanh âm quen thuộc nơi làng quê mỗi độ hè về đánh thức các giác quan của người chiến sĩ trong cảnh ngục tù. Cùng với tiếng chim tu hú rộn ràng là tiếng ve râm ran, tiếng sáo diều ngân nga tấu nên bản giao hưởng tươi vui. Những âm thanh ấy đã mở ra một bức tranh mùa hè thật rực rỡ với hai gam màu chủ đạo: Màu vàng óng của lúa chín, vàng ngọt của trái cây vào độ chín, vàng tươi của nắng hè, của sân bắp cùng với đó là màu xanh um của vườn cây sum suê, xanh dương của bầu trời trong trẻo… Hai gam màu ấy đã phủ lên làng quê, trù phú, đầm ấm. Bức tranh được hiện lên trên một không gian như vô tận, rộng rãi và khoáng đạt, bao la và mênh mông. Không chỉ vậy, người đọc còn cảm nhận được hương vị ngọt ngào của trái cây đang vào mùa thu hoạch. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ liệt kê cùng nhịp thơ lục bát uyển chuyển, nhẹ nhàng, mỗi lần phép liệt kê xuất hiện là một nét vẽ khiến bức tranh mùa hè trở nên sống động, có hồn hơn. Có thể nói, qua khổ thơ, độc giả có thể thấy tác giả đã mở lòng mình, cảm nhận vẻ đẹp của mùa hè bằng nhiều giác quan và đặc biệt với bằng cả niềm yêu thiên nhiên thiết tha và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để vẽ nên một bức tranh rộn ràng, tràn trề nhựa sống.