Viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở phần đọc hiểu "thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá"

2 câu trả lời

ong xã hội ngày nay, thời gian chiếm vị trí rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Khi thời gian đã trôi đi thì không bao giờ quay trở lại, cũng như ly nước khi đã đổ đi rồi thì không thể nào lấy lại được. Nên người xưa có ngạn ngữ "Thời gian là vàng ".

Thời gian mang lại cho chúng ta những niềm vui, buồn tủi, những bài học quý giá trong cuộc sống. Vậy thời gian là gì ? Vì sao lại nói thời gian là vàng ? Thời gian là khoảng thời giờ được quy định trong ngày, trong tháng, trong năm,... Có thời gian chúng ta có thể làm được nhiều công việc trong cuộc sống, có thể nói thời gian là điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ chúng ta. Đối với từng người, thời gian là sự sống, là tiền, là tri thức, .... Nói chung, thời gian là vô giá, không thể mua được bằng tiền, và nó cứ trôi mãi một cách lạnh lùng trong xã hội ngày càng tiến bộ này. Con người ta có thể phát minh ra những công trình, sáng tạo vĩ đại trong một khoảng thời gian ngắn. Thế mà lại có những con người không biết quý thời gian, mặc kệ thời gian trôi đi mà làm những điều vô ích. Thực sự thời gian vô cùng quý báu, quý hơn vàng. Nhưng điều quan trọng là ta phải biết làm gì thật đúng đắn và có ích cho mọi người, xã hội với khoảng thời gian mà mình có.

Vậy nên chúng ta nên hiểu được giá trị của thời gian, tận dụng từng giây từng phút để làm những việc có ích, để ta sẽ không bao giờ hối hận, nuối tiếc vì đã lãng phí, đã để thời gian chi phối ta.

C1. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề

C2. Triển khai ý

- Giải thích

+ Thời gian

+ Câu nói muốn nhắc nhở chúng ta rằng thời gian đối với chúng ta đều rất quý giá và không bao giờ có thể đặt cho thời gian một cái giá cả cụ thể được.

- Phân tích

+ Thời gian là một thứ trừu tượng.

+ Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được. Một khi đã qua không bao giờ trở lại.

- Bàn luận

+ Phê phán những người không biết quý trọng thời gian.

+ Liên hệ bản thân, mở rộng

C3. Kết đoạn

- Đánh giá chung

- Suy nghĩ của bản thân

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước