Viết một đoạn văn 10-12c phân tích hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Đi đường” của HCM

2 câu trả lời

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.




Hình ảnh của một người tù bị áp giải mà lúc này như bị nhòa mờ đi mà chỉ còn lại một du khách phiêu diêu đang đứng giữa đất trời, sảng khoái, tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sau khi đã vượt qua tất cả những dãy núi cao hiểm trở kia. Khi con người ta đã vượt qua hết những dãy núi cao hiểm trở kia thì khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sẽ đón chào chúng ta. Cũng như vậy, đó là triết lí trên con đường đời, con đường cách mạng, khi ta đã mạnh mẽ vượt qua hết nhưng khó khăn thử thách thì nhất định sẽ đạt được thành quả như mong đợi, khi ta đã trả bằng nỗ lực và niềm tin thì cuộc đời sẽ trả ta quả ngọt nhưng nếu chán nả mà bỏ cuộc trước khó khăn ta sẽ mãi không bao giờ đạt thành công. Đó chính là triết lí sâu sắc mà bài thơ đem lại.

Bài thơ là triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc về con đường đời mà chúng ta cần ghi nhớ, tuy con đường gian nan đến mấy thì “phía cuối đường hầm là ánh sáng”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước