Viết một đoạn văn 10-12c phân tích hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Đi đường” của HCM

2 câu trả lời

Người ta hay nói “Thơ chính là người” vì vậy, thơ Bác cũng như con người của Bác. Thơ Bác luôn nhẹ nhàng, uyển chuyển trong câu từ và giàu chất triết lí trong nội dung suy tưởng. Đến với bài thơ “Đi đường” trích trong tập “Nhật kí trong tù”, ta nhận ra triết lí sâu sa mà Người muốn truyền đạt trong một tâm thế thoải mái, xuyên thấm vô cùng.

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết gian lao)

Cụm từ: “Tẩu lộ” ở câu thơ chữ Hán được lập lại hai lần như để nhấn mạnh hình ảnh về con đường cùng hành động đi đường. Câu thơ đầu tiên, Bác đã gợi ra một triết lí không thể chối cãi đó là “Đi đường mới biết gian lao”. Đúng là chỉ có người đi đường, trực tiếp đối mặt với những nguy hiểm, chướng ngại vật trập rung trên con đường ấy thì mới cảm nhận hết được nỗi gian lao đích thực. Không có khó khăn nào có thể cảm nhận gián tiếp mà chỉ có thể cảm nhận trực tiếp bằng cách kinh qua trải nghiệm. Chỉ khi là người đi đường, ta mới thấu nỗi gian lao, mới biết con đường hiểm trở. Cũng như cuộc đời, phải lăn lộn trong đó ta mới thấy nó nhiều sóng gió, không phải là bầu trời màu hồng như ngày thơ bé. Trên con đường ấy:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng)

Bác viết bài thơ này trong hoàn cảnh đang là người tù bị áp giải nên con đường mà Người đang phải vượt không phải chỉ là một con đường xấu, gồ ghề mà là đường đồi núi cao, hiểm trở trập trùng không chỉ gian nan mà còn là nguy hiểm cận kề. Từ “trùng” được điệp lại nhiều lần gợi cho ta cảm giác về những dãy núi cao trập trùng, núi cứ hiện ra hết dãy này đến dãy khác, con người thì cứ đi mãi, đi mãi mà cảm giác không sao đi hết được vì cứ vượt qua được dãy núi này thì lại xuất hiện một dãy núi khác cao hơn mà ta lại phải vượt qua. Hình ảnh về những dãy núi lần lượt được mở ra theo chiều rộng và chiều cao. Những điều đó gợi cho ta liên tưởng về núi không chỉ nhiều, trùng điệp khắp nơi mà còn cao mãi, dựng đứng lên đến tận cùng vô cùng khó để vượt qua. Và những dãy núi hiểm trở ấy chính là biểu thị cho những thử thách trên con đường đờ, con đường cách mạng mà con người bắt buộc phải vượt qua để đến đươc tới đích. Và khi đã vượt đến đích rồi thì:

Vạn lý dư đồ cố miện gian.
(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)

Hình ảnh của một người tù bị áp giải mà lúc này như bị nhòa mờ đi mà chỉ còn lại một du khách phiêu diêu đang đứng giữa đất trời, sảng khoái, tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sau khi đã vượt qua tất cả những dãy núi cao hiểm trở kia. Khi con người ta đã vượt qua hết những dãy núi cao hiểm trở kia thì khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sẽ đón chào chúng ta. Cũng như vậy, đó là triết lí trên con đường đời, con đường cách mạng, khi ta đã mạnh mẽ vượt qua hết nhưng khó khăn thử thách thì nhất định sẽ đạt được thành quả như mong đợi, khi ta đã trả bằng nỗ lực và niềm tin thì cuộc đời sẽ trả ta quả ngọt nhưng nếu chán nả mà bỏ cuộc trước khó khăn ta sẽ mãi không bao giờ đạt thành công. Đó chính là triết lí sâu sắc mà bài thơ đem lại.

Bài thơ là triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc về con đường đời mà chúng ta cần ghi nhớ, tuy con đường gian nan đến mấy thì “phía cuối đường hầm là ánh sáng”

         Bác Hồ - vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam,cuộc đời và sự nghiệp của Bác là một tấm gương sáng, là bài học vô cùng quý giá cho mọi thế hệ noi theo.Bài thơ “Đi đường” của Bác là một minh chứng hùng hồn về một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ, trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày khổ đau như Bác.Bài thơ “Đi đường” ra đời trong những năm tháng tù đày đầy gian khổ của Bác. Bác phải chịu đau đớn tột cùng về thể xác bởi đường đi có rất nhiều gian khổ, “Đi đường mới biết gian lao/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó.Hình ảnh “núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày với những giam cầm…nhưng vượt lên tất cả tâm hồn Bác tỏa sáng bởi tấm lòng rộng mở với thiên nhiên và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ .Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để đạt tới niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lý tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ sắt đá và niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình .Đó là tinh thần “thép” là vẻ đẹp tâm hồn Bác..Từ bài thơ Người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Vì thế bài thơ thật sự là một đóa hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước