Viết một bài văn dựa vào lập dàn ý này nha 1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Tết Trung thu Vào 15 tháng 8 âm lịch, khắp nơi rộn ràng trong tiếng trống, tiếng trẻ em nô đùa trong không khí trăng rằm. Tết trung thu là tết thiếu nhi của nhiều quốc gia châu Á. 2. Thân bài: * Nguồn gốc Tết Trung thu - Không rõ thời gian bắt nguồn của Tết này: Truyền thuyết xuất hiện ở Trung Quốc: Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng khi nhà vua tản bộ đêm rằm tháng 8 Âm lịch, gặp đạo sĩ La Công Viễn đưa nhà vua lên cung trăng. Sau khi trở về nhà vua ra lệnh vào đêm rằm tháng 8 tổ chức rước đèn và ăn mừng, vì vậy có nhiều người cho rằng Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng. Truyền thuyết khác: câu chuyện Hằng Nga và Hậu Nghệ. - Một số quốc gia châu Á theo lịch âm tổ chức ngày lễ này như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…. * Đặc điểm về Tết Trung thu cổ truyền - Thời gian: Diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mỗi năm. - Đồ vật, món ăn: Bánh nướng, bánh dẻo đặc trưng Trứng muối với ý nghĩa giúp mọi sự viên mãn. Mâm ngũ quả nhiều loại trái cây khác nhau. Có quả chín và quả còn xanh đại diện cho âm dương hòa hợp. Trẻ em được rước đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân,… - Hoạt động diễn ra vào ngày này: Rước đèn: lễ rước đèn cho trẻ em vui chơi, đi khắp thôn xóm. Chiếc đèn lồng nhiều hình dáng, có nhiều ánh sáng hòa cùng với sự vui vẻ, nhộn nhịp của trẻ em. Múa lân (Múa sư tử): thành lập đội múa lân. Những con lân múa theo tiếng trống cùng với các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Bát Giới… Bày cỗ: Mâm cỗ Trung thu thường có nhiều hoa quả, bánh kẹo. Khi nào trăng lên đỉnh đầu chúng ra được tham gia phá cỗ. Trò chơi vui đùa với nhau rất vui vẻ. * Ý nghĩa của tết Trung thu Tết của thiếu nhi tham gia vào lễ hội truyền thống và nhiều ý nghĩa của đất nước. Là lễ hội mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Là thời gian để các thành viên trong gia đình quây quần và sum họp bên nhau. 3. Kết bài Nêu ý nghĩa tết trung thu trong cuộc sống hiện đại. Suy nghĩ của bản thân về Tết Trung thu
2 câu trả lời
Nếu sai mong bn thông cảm !!
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!
Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?
Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.
Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.
BestVan1234
Mong bn vote cho mình 5 sao + cảm ơn nha (Nếu bạn thấy hay thì cho mình hay nhất nha )
Với nền văn hóa đa dạng và độc đáo, hàng năm nước ta có không ít những ngày lễ tết cổ truyền giàu ý nghĩa như tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo quân,....Trong đó không thể không kể đến tết trung thu ngày tết gắn liền với niềm vui, tiếng cười thiếu nhi.
Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.
Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.
Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.
Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa.
Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.