Viết MB tỏ lòng ; nhàn ; cảnh ngày hè

1 câu trả lời

Tỏ lòng

    Nếu ví lịch sử nước ta là một thành gươm thì thành gươm ấy phải thấm đẫm màu máu. Đất nước ta đã trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao gian truân trắc trở nhưng rất đỗi anh hùng. Tiêu biểu trong đó không thể không nhắc tới ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên mông nhà Trần đã ghi vào lịch sử Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng...lẫy lừng. Hoà không khí chiến thắng ấy, Phạm Ngũ Lão đã sáng tác liên khúc tráng ca hào hùng mang tên "Tỏ lòng". Qua bài thơ tác giả gửi gắm tâm sự, nỗi niềm của mình - tâm hồn yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng giữa các thế lực xâm lăng.

 

Cảnh ngày hè

  Thiên nhiên là nguồn cảm hứng thơ bất tận, để người nghệ sĩ mài mực viết nên những trang hoa của mình. Nếu trong thơ Mới ta bắt một thế giới hữu sắc đa hương, mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ thì Ngược dòng thời gian, văn học trung đại còn kiềm tỏa sự sáng tạo và cái tôi nghệ thuật. Thiên nhiên cũng không được tự do thể hiện bản sắc đa dạng và sức sống nội lực của nó, thiên nhiên trong văn học trung đại vẫn là những ước lệ điển hình mà người sau kẻ trước noi theo. Thế  nhưng, đến với Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, ta dường như cảm nhận được một nội lực khác tỏa ra từ bài thơ. Cảnh ngày hè là bức tranh ngày hè pha trộn giữa những đường nét mới mẻ hiện đại, đậm chất sống nguyên sơ  của cuộc sống đời thường - điều vô cùng hạn chế trong văn học trung đại, kết hợp với chất liệu cổ điển của một mùa hè đã đi vào điển tích, từ đó khiến bài thơ mang đậm dấu ấn riêng của hồn thơ Nguyễn Trãi.

 

Nhàn

  Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, một nhà trí thức Nho học lỗi lạc của nước ta vào thế kỷ XVI, ông được mệnh danh là Tuyết Giang Phu Tử. Nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm người ta nhớ đến phong cách thơ mang đậm chất triết lý giáo huấn, ngợi ca chí khí và thú thanh nhàn của kẻ sĩ; đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Một minh chứng tiêu biểu cho phong cách đó là bài thơ Nhàn. Nhàn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Trạng Trình về thơ đạo lý, rút ra trong tập “Bạch vân quốc ngữ thi”, được viết trong thời gian nhà thơ ở ẩn cáo quan ở ẩn. Bài thơ chính là tiếng nói cho một quan niệm sống giữa thời đại xã hội phong kiến khủng hoảng. Đó là lối sống nhàn, sống thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên và vượt lên cái tầm thường, xấu xa của cuộc sống bon chen, danh lợi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm