Viết đoạn văn về sức sống lâu bền của văn học dân gian

1 câu trả lời

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng đều có riêng một nền văn học dân gian của mình.

- Nhiều truyện dân gian của một nước đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của cả thế giới.

2. Thân bài:

* Giới thiệu về văn học dân gian Việt Nam:

+ Đất nước Việt Nam có nền văn học dân gian ra đời từ xa xưa, ngày nay vẫn tồn tại và phát triển.

+ Các thể loại văn học dân gian gồm: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ dân gian, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò vè, câu đố, chèo, tuồng, múa rối nước...

+ Tác giả: do giới bình dân sáng tác. Phương thức lưu truyền: truyền miệng.

+ Vai trò của văn học dân gian đối với đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam là rất to lớn và quan trọng.

+ Nội dung của văn học dân gian thể hiện bản sắc tâm hồn phong phú, đẹp đẽ của con người Việt Nam.

- Thần thoại Sự tích trăm trứng khẳng định nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt.

- Các truyền thuyết như An Dương Vương, Phù Đổng Thiên Vương, Sự tích bánh chưng bánh giày... phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước gay go, gian khổ và hào hùng...

- Kho tàng ca dao - dân ca - tục ngữ xoay quanh chủ đề lao động sản xuất, kinh nghiệm xử thế, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa,... với đủ mọi cung bậc yêu thương, vui buồn... Những bài học luân lí, đạo đức truyền thống được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ.

3. Kết bài:

- Qua hàng ngàn năm, văn học dân gian vẫn giữ được sức sống lâu bền, trở thành mạch nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn người Việt.

- Văn học dân gian là cây cầu vô hình nổi quá khứ với hiện tại, tương lai, gắn kết tình cảm thiêng liêng giữa nhiều thế hệ.

- Văn học dân gian là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm