Viết đoạn văn thuyết minh giới thiệu về 1 tác giả văn học ( có sử dụng phương pháp thuyết minh chú thích hoặc giảng giả nguyên nhân-kết quả )
Giúp mình với!!
1 câu trả lời
Nhà thơ Xuân Diệu đã để lại cho đời sự nghiệp thơ ca đồ sộ, đóng góp to lớn vào sự phát triển văn học Việt Nam. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Hà Tĩnh. Xuân Diệu xếp hạng nổi tiếng thứ 79876 trên thế giới và thứ 3 trong danh sách Nhà thơ tình nổi tiếng.
Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Năm 1943, ông tốt nghiệp cử nhân Luật và về làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho.
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Việt Nam Dân chủ Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.
Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của lĩnh vực thơ ca, chúng ta có thể tìm hiểu qua hai giai đoạn chính, trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn. Các tác phẩm chính: tập thơ “Thơ thơ” (1938) và “Gửi hương cho gió” (1945). Nội dung của thơ Xuân Diệu trong thời kỳ này là: Niềm say mê ngoại giới, khát khao giao cảm trực tiếp, cháy bỏng, mãnh liệt với cuộc đời “Vội vàng”, “Giục giã”. Nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi bé nhỏ giữa dòng thời gian vô biên, giữa không gian vô tận (Lời kỹ nữ). Nỗi ám ảnh về thời gian khiến nhà thơ nảy sinh một triết lý về nhân sinh: lẽ sống vội vàng “Vội vàng”. Nỗi khát khao đến chảy bỏng được đắm mình trọn vẹn giữa cuộc đời đầy hương sắc và thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước khát vọng bị lãng quên thật phũ phàng trước cuộc đời “Dại khờ”, “Nước đổ lá khoai” Từ những năm sáu mươi trở đi, Xuân Diệu tiếp tục viết thơ tình. Thơ tình Xuân Diệu lúc này không vơi cạn mà lại có những nguồn mạch, cảm hứng mới. Trước cách mạng, tình yêu trong thơ ông hầu hết là những cuộc tình xa cách, cô đơn, chia ly, tan vỡ… Nhưng sau cách mạng, tình yêu của hai con người ấy không còn là hai vũ trụ bé nhỏ nữa mà đã có sự hòa điệu cùng mọi người.
bài thơ về 1 tác giả văn học số 2 :
Nam Cao (1915 - 1951) là nhà văn Việt Nam, người đại diện tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trong thời kì phát triển cuối cùng (1940 - 1945), là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tên khai sinh của ông là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường vào công tác vùng sau lưng địch, để lại một tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.
Quan niệm nghệ thuật của Nam Cao là: “Nghệ thuật vị nhân sinh” (tức là nghệ thuật phải viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nhà văn đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX. Ông luôn suy nghĩ về vấn đề và rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình.
Về phong cách nghệ thuật, Nam Cao đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài - đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Ông quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người”. Tâm lí nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao. Ông thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của “Những truyện không muốn viết”, tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Giọng điệu riêng, thường có sắc thái buồn thương, chua chát. Ông có phong cách nghệ thuật triết lý trữ tình sắc lạnh.
Tác phẩm của Nam Cao vừa rất mực chân thật vừa có một ý vị triết lý, một ý nghĩa khái quát sâu xa. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo nghiêm ngặt vừa sắc lạnh, gân guốc lại vừa thắm thiết trữ tình. Nhà văn tỏ ra có sở trường miêu tả tâm lí con người, nhất là khi đi vào những diễn biến tâm lý tinh tế, phức tạp. Có thể nói, về nhiều mặt, tác phẩm Nam Cao đánh dấu một bước phát triển mới của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, mới hình thành hơn nửa thế kỉ nhưng đang hiện đại hoá với một tốc độ thật nhanh chóng.
Có thể khẳng định được rằng, nhà văn Nam Cao đã để lại trong lòng độc giả yêu văn học hiện thực những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Các tác phẩm của ông vẫn sẽ còn sống mãi với thời gian.
Viết đoạn văn thuyết minh giới thiệu về 1 tác giả văn học 3
Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.
Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước "những điều trông thấy" khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca.
Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.
Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết "Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu". Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người.
Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập "Nam Trung Tạp Ngâm" gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.
Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết "Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến.
Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.
Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào". Ông so sánh với văn học Pháp: "Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.
thuyết minh về 1 tác giả văn học 4 :
Một trong những nền văn học có ảnh hưởng lớn nhất đến thơ ca Việt Nam thời phong kiến và cả sau này chính là thơ Đường. Đường thi- nơi nảy nở của biết bao bông hoa văn học, nơi tỏa sáng của những tài năng nghệ thuật có một không hai mà những nghệ sĩ đời sau vẫn phải thán phục và học hỏi. Và nhắc đến thơ Đường, một nhà thơ không thể không nhắc đến, đó chính là Thi Thánh Đỗ Phủ.
Đỗ Phủ sinh năm 712, mất năm 770, người tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc, tự cho là dòng dõi vua Nghiêu đã sa sút. Cha ông tên Đỗ Nhàn, mẹ là Thôi thị xuất thân từ gia tộc danh giá Thanh Hà Thôi thị. Là con trai của một học giả, quan lại bậc thấp, thời trẻ ông được tiếp xúc với nền giáo dục Trung Hoa từ nhỏ
Trong suốt cuộc đời của mình, tham vọng lớn nhất của Đỗ Phủ là có được một chức quan để giúp dân giúp nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Những năm từ 730 đến 755, ông đã nhiều lần đi thi nhưng đều bị đánh hỏng hoặc chỉ làm những chức quan nhỏ, không thỏa được chí lớn. Ông đã có 10 năm sống nghèo khổ ở Trường An để hiểu và thấu hết những nỗi thống khổ và cơ cực của những người nhân dân ở lớp dưới. Cuộc đời ông, không thoát khỏi thời mà ông đang sống, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Rơi vào cảnh túng quẫn, ông đã phải gửi thư xin sự giúp đỡ của người quen. Bệnh tật và đi lưu lạc tứ phương, cuối cùng thi nhân lại chết trên một con thuyền rách nát.
Thơ của Đỗ Phủ thấm máu và nước mắt của nhân dân thời buổi loạn ly. Nếu trong thơ Lý Bạch có dòng sông hát ca, chim muông ríu rít, vầng trăng duyên dáng thì trong thơ Đỗ Phủ dòng sông nức nở, vầng trăng thổn thức và chim muông, cỏ cây câm lặng, úa vàng. Người đời gọi thơ ông là một tập Thi sử (một bộ sử viết bằng thơ). Đọc những tác phẩm của ông, chúng ta có thể thấy được những nét chính của đời sống chính trị, xã hội đời Đường trước và sau loạn An Sử. Trước loạn An Sử (755 - 763) thực trạng phổ biến là thói ăn chơi xa dọa, dâm đãng của vua quan và chiến tranh bành trướng xâm lược. Nhà thơ lớn của nhân dân đã cùng nhịp thở với trăm họ, đứng ở vị trí của những nạn nhân mà cất lên tiếng kêu không thể kìm nén được. Bài thơ "Lệ nhân hành" của ông đã miêu tả chân thực cảnh yến tiệc linh đình của chị em Dương Quý Phi cùng với các vương tôn công tử bên bờ sông. Ở đó, đũa làm bằng sừng tê ngưu, thức ăn là bướu lạc đà. Kèn sáo vang động cả quỷ thần mà họ không buồn nghe, thức ăn quý do bếp nhà vua dâng họ không buồn gắp. Giọng thơ đều đều như khách quan mà không giấu được uẩn ức. Những câu thơ nổi tiếng của ông trong bài “Tự kinh đô phó Phụng Tiên” (Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên) được nhân dân truyền tụng như:
“Chu môn tửu nhục xú
Lộ hữu đống tử cốt
Vinh khô chỉ xích dị
Trù trướng nan tái thuật”
(Cửa son rượu thịt ôi
Ngoài đường đầy xác chết
Sướng khổ cách gang tấc
Quặn lòng không nói được)
Đất nước điêu linh, nhân dân lầm than, nhưng triều đình vẫn liên tục phát động chiến tranh để mở mang bờ cõi. Đỗ Phủ đã đứng về phía những người dân bị bắt phu bắt lính, cất tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa. Những bài thơ có thể kể đến là “Binh sa hành”, "Tiền xuất tái", "Hậu xuất tái" để châm biếm bọn tướng tá lấy việc chinh phạt để tiến thân. Thay cho tiếng nói của hàng vạn sinh linh, Đỗ Phủ cất tiếng chất vấn nhà vua:
“Mỗi nước có biên thuỳ
Chỉ cần chặn xâm lược
Tàn sát để làm chi?”
Loạn An Sử nổ ra, triều đình phải mất 8 năm mới dẹp yên được. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, điêu đứng. Hai hiện tượng phổ biến trong những năm tháng loạn ly này là cảnh bắt lính, bắt phu và cảnh chia ly thê thảm. Những tác phẩm tiêu biểu của ông thời kì này có chùm thơ "Tam lại" (viết về cảnh nha lại bắt lính, bắt phu), chùm thơ “Tam biệt” (nói về cảnh ly biệt giữa đôi vợ chồng già giữa đôi vợ chồng trẻ và giữa một người lính già với ngôi nhà bị phá rụi), bài "Nha lại bắt lính ở Thạch Hào" (Thạch Hào lại) vẽ nên một cảnh tượng điển hình: Nha lại chờ lúc mọi người ngủ say để xông vào nhà bắt lính. Nhà thơ tự nén mình trước tiếng khóc uẩn ức của xóm làng, nhân dân trong những ngày “đêm trường dạ tối tăm trời đất”. Bài "Tân hôn biệt" (Cuộc chia ly của đôi vợ chồng trẻ mới cưới) là hình ảnh thê thảm của người vợ trẻ