"VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN VÀ HÃY NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ HÌNH ẢNH CHỊ DẬU TRONG ĐOẠN TRÍCH CHỊ DẬU ĐÁNH NGƯỜI NHÀ LÝ TRƯỞNG" GIÚP EM VỚI THANKS Ạ

2 câu trả lời

 Học qua bài  Tức Nước Vỡ Bờ của Ngô Tất Tố có lẽ không ai trong chúng ta sẽ không nhận ra, cảm nhận sâu sắc về lúc chị Dậu đối đầu với tên cai lệ được . Đoạn đó đã cho ta thấy 1 chị Dậu hoàn toàn khác, 1 chị Dậu không còn run sợ trước ai dù là đòn roi hay những lời chửi tủi nhục, chị đã đứng lên dũng cảm , dám chống lại hắn một cách hiên ngang không như các lần trước. Chị Dậu quả thật là một hình ảnh về một người nông dân không run sợ trước những điều sai trái, bất công cho mình, chị là một hình ảnh , hình ảnh về người phụ nữ thương yêu chồng, khi chồng gặp nạn đã đứng mũi chịu sào, chị vừa đảm đang, tháo vát, biết xoay biến với mọi tình thế . Tóm lại sau đoạn văn đối đầu với tên cai lệ, nó đã là một bài học, lời nhắn nhủ , bức tranh tuyệt đẹp mà tác giả Ngô Tất Tố đả gởi gắm ân cần trong bài văn Tức Nước Vỡ Bờ.

                                                    Dàn ý

I. Mở đoạn

- Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố (ngắn gọn)

- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (ngắn gọn)

- Giới thiệu về nhân vật chị Dậu với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.

II. Thân đoạn: Suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ

* Giới thiệu khái quát về nhân vật chị Dậu:

- Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.

- Là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, nhẫn nhịn.

- Trở thành trụ cột của gia đình khi anh Dậu bị bắt.

*Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai nhà Lý Trưởng

- Ban đầu chị nhẹ nhàng, xin xỏ:

+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục

+  Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.

-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.

- Sau đó chị hùng hổ, vùng lên chống trả

+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi

=> Chị nhẫn nhục nhưng không được

+ Chị thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà

+ Chị phản kháng bằng lời không được chị phản kháng bằng hành động: đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.

=> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.

*Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Chị là một người vợ chu đáo, yêu thương chồng con

- Chị là một người phụ nữ đảm đang

- Chị Dậu là người chịu nhẫn nhục giỏi, nhưng tức nước vỡ bờ chị Dậu đã vùng lên chống lại bọn tay sai

III. Kết đoạn:

- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.

- Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

( Em tham khảo dàn ý để viết thành bài hoàn chỉnh nha)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm