viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về văn hóa giao tiếp của người việt trong xã hội hiện nay

2 câu trả lời

Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ về lời chào hỏi như: "lời chào cao hơn mâm cỗ", "đi hỏi về chào", "đi thưa về báo"... Như vậy, lời chào hỏi từ lâu đã trở thành văn hóa ứng xử giao tiếp rất đẹp, giàu tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, văn hóa lời chào hỏi ấy đang dần bị mai một nghiêm trọng.

   Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống.

   Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên?. Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình – cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào; môi trường giáo dục nhà trường chỉ quan tâm tới dạy kiến thức hàn lâm mà không chú trọng dạy kĩ năng mềm – văn hóa ứng xử cho người học; xã hội kim tiền công nghiệp thực dụng với bộn bề lo toan trong cuộc sống nên mối quan hệ giữa người với người trở nên lỏng lẻo, hạn chế chia sẻ, tiếp xúc với nhau...

   Hậu quả làm rạn nứt tình cảm, con người sống với nhau như một cỗ máy, thiếu đồng cảm, sự đoàn kết, tình yêu thương, thậm chí gia tăng thêm sự mâu thuẫn, ghen ghét lẫn nhau: " Gió nồm là gió nồm nam / Trách người bạc nghĩa đi ngang không chào"; làm mất đi truyền thống văn hóa ứng xử đẹp của cha ông ta xưa: "Làm người chữ "Lễ" đứng đầu/ Kế đến chữ "Nghĩa" ngàn sau để đời"; và người có văn hóa ứng xử kém, mà trước hết là lời chào hỏi không có được thì chắc chắn đạo đức cũng không tốt, sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và công việc của bản thân mình...

   Có thể nói, lời chào hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: "Tiên học lễ - hậu học văn".

   Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức, trình độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy và luôn răn dạy những thế hệ tiếp nối cần chú trọng tới lời chào hỏi: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".




Trong xã hội ngày nay có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với trước kiq.Ví dụ như khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật rất nhanh,năng động sáng tạo trong nếp nghĩ,có thể sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook,Zalo...Tuy nhiên bên cạnh đó ,việc xã hội ngày càng hiện đại cũng kéo theo nhiều hệ lụy khác đi kèm giống như nói tục,chửi thề.Đây là một hiện tượng đáng phê phán và đây cx là biểu hiện của cách sống thiếu văn hóa về giao tiếp mà chúng ta cần phải cải thiện.Bởi vì có nhue vậy xã hội mới văn minh cũng như phát triển hoen được .Vậy làm sao để cải thiện văn hóa giao tiếp của mỗi người trong chúng ta? Đó chính là khi nói chúng ta phải nói đúng lúc không cướp lời của người khác và đặc biệt khi giao tiếp người khác chúng ta cần đặc biệt chú ý đến ngôn từ .Vì ngôn từ chính là phương tiện để chúng ta giao tiếp nên khi sử dụng từ ngữ chúng ta phải nhất thiết sử dụng sao cho hiệu quả và tôn trọng người khác.Hãy luôn nhớ lời ông cha ta đã nói "lời nói chẳng mất tiền mua,lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" bạn nhé!
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Đời sống là một cuộc hành trình. Trên hành trình ấy, chúng ta không thể kiểm soát được hết những gì sẽ xảy ra, nhưng lại có thể lựa chọn cho mình một lối đi riêng. Mỗi ngã rẽ trong cuộc đời đều cất giấu trong nó những bí ẩn thăm sâu. Ở đó, đôi lúc là niềm vui, hy vọng và đam mê, cũng có khi lại là nỗi buồn , sự chán nản và thất vọng. Làm thế nào để biết được đầu là con đường dân đến thành công và hạnh phúc? Điều đó phụ thuộc vào chính bản thân ta là người năm giữ tương lai của chính mình. Thay vì chỉ chú trọng đến việc thực hiện những kỳ vọng mà người khác đặt ra cho mình, ta nên chủ động phát huy những giá trị của bản thân. Vì vậy, chúng ta nên xác định mục tiêu cụ thể để phần đấu, đông thời tự tạo ra những cơ hội lựa chọn mới cho bản thân. Khi không hiểu rõ điều gì thực sự cần thiết cho mình, mọi thứ với ta sẽ rất dễ trở nên vô nghĩa. Tương tự, khi không xác định được mình đang đi đâu, con đường chúng ta đi sẽ trở nên mịt mù, bất trắc. Thành công và tương lai phụ thuộc vào lựa chọn hôm nay. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để vững tin trên con đường phía trước." C1: Theo tác giả "làm thế nào để biết được đâu là con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc " câu 2: Căn cứ vào văn bản hãy cho biết "những bí ẩn thẳm sâu" được cất giấu trong mỗi ngã rẽ cuộc đời là gì? C3: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói:" khi không hiểu rõ điều gì thực sự cần thiết cho mình ,mọi thứ với ta sẽ rất dễ trở nên vô nghĩa" Câu 4 : Anh chị có đồng tình với quan điểm : "thay vì chỉ chú trọng đến việc thực hiện những kỳ vọng mà người khác đặt ra cho mình ta nên chủ động phát huy những giá trị của bản thân "không ?vì sao?

2 lượt xem
1 đáp án
11 giờ trước